I. MÔ TẢ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ
1. Các nguồn lực của quá trình sản xuất của nông hộ
1.4. Kỹ thuật sản xuất
1.4.1. Kinh nghiệm sản xuất
Kinh nghiệm sản xuất góp phần rất lớn vào hiệu quả sản xuất của nông hộ, đa số các hộ đều có thâm niên trong sản xuất lúa trung bình là 27,5 năm, cao nhất là 54 năm và thấp nhất là 12 năm (Bảng 6). Số người trên 25 năm kinh nghiệm trong sản xuất lúa chiếm đến 63,3%. Một điều đáng lo ngại hiện nay là số người trực tiếp tham gia sản xuất lúa trung bình là 1 người, các thành viên khác trong độ tuổi lao động thì đi học, học nghề, đi làm thuê… nên một thời gian sau có thể sẽ thiếu lực lượng sản xuất có kinh nghiệm.
1.4.2. Tham gia tập huấn kỹ thuật
Bảng 13 phản ánh nguồn thông tin khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho nông hộ
Bảng 13. Nguồn thông tin khoa học kỹ thuật được nông hộ tiếp nhận
Nguồn Số hộ Tỷ lệ (%)
Nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật 50 24,63
Phương tiện thông tin đại chúng 45 22,17
Cán bộ khuyến nông 31 15,27
Người quen 14 6,90
Cán bộ hội nông dân 12 5,91
Cán bộ các viện, trường 3 1,48
Hội chợ, tham quan 1 0,49
Nguồn khác (nông dân khác…) 47 23,15
Tổng 203 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ)
Các hộ nhận thông tin về kỹ thuật sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau, đa số nhận thông tin từ nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật (24,63%), phương tiện thông tin đại chúng (22,17%), cán bộ khuyến nông (15,27%). Một số nông hộ nhận thông tin kỹ thuật từ cán bộ các viện, trường (1,48%), cán bộ hội nông dân (5,91%), người quen (6,9%) và tham quan ở hội chợ nông nghiệp (0,49%), và có đến 23,15% số hộ nhận thông tin từ những nguồn khác như: nông dân khác cùng
sản xuất lúa trong xã hoặc ngoài xã, hoặc dựa vào kinh nghiệm hoặc tự tìm hiểu và rút ra được biện pháp canh tác đúng cho ruộng của mình.
Bảng 14. Tỷ lệ (%) hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
Có tham gia tập huấn kỹ thuật 41 68,3
Chưa tham gia tập huấn kỹ thuật 19 31,7
Tổng 60 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ)
Trong 60 hộ điều tra có 41 hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật (68,3%). Đơn vị tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật chủ yếu là nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật và cán bộ khuyến nông. Nội dung chủ yếu của các buổi tập huấn là hướng dẫn cho nông dân cách thức sản xuất các loại giống mới, kỹ thuật IPM, 3 giảm 3 tăng (do Trạm khuyến nông và Chi cục bảo vệ thực vật huyện Mỹ Tú thực hiện); các Công ty phân bón còn giới thiệu các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn cách bón phân, xịt thuốc đúng liều, đúng thời điểm.
Bảng 15. Tỷ lệ (%) đơn vị tổ chức tập huấn kỹ thuật
Đơn vị tập huấn kỹ thuật Số hộ Tỷ lệ (%)
Nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật 36 49,3
Cán bộ khuyến nông 28 38,4
Cán bộ hội nông dân 5 6,8
Cán bộ các viện, trường 3 4,1
Khác 1 1,4
Tổng 73 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (41 hộ)
Các hộ được tập huấn kỹ thuật chủ yếu do nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật (49,3%), cán bộ khuyến nông (38,4%) và một số hộ được tập huấn kỹ thuật từ cán bộ các viện, trường, cán bộ hội nông dân.
Bảng 16. Đánh giá về các buổi tập huấn kỹ thuật
Các chỉ tiêu Khá Tốt Rất tốt Tổng
Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Kiến thức sản xuất mới 2 4,9 36 87,8 3 7,3 41 100
Tài liệu đọc dễ hiểu 1 2,4 39 95,1 1 2,4 41 100
Cán bộ dạy dễ hiểu 1 2,4 37 90,3 3 7,3 41 100
Có thể áp dụng vào thực tế 4 9,8 34 82,9 3 7,3 41 100
Trao đổi kinh nghiệm 2 4,9 36 87,8 3 7,3 41 100
Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (41 hộ)
Các buổi tập huấn kỹ thuất là rất cần thiết cho bà con nông dân để tiếp thu khoa học kỹ thuật trong điều kiện sản xuất mới vì vậy rất được nông dân quan tâm và đánh giá cao về các buổi tập huấn. Theo đánh giá của 41 hộ được tập huấn kỹ thuật tại địa phương về các buổi tập huấn thì họ có thể tiếp thu được kiến thức sản xuất mới, tài liệu đọc dễ hiểu và cán bộ hướng dẫn dễ hiểu, khả năng ứng dụng các kiến thức mới này cũng khá cao, và đặc biệt nông dân có thể trao đổi kinh nghiệm với nhau.
1.4.3. Một số điều kiện tham gia tập huấn kỹ thuật và nguyên nhân mà nông dân không tham gia tập huấn kỹ thuật
a. Điều kiện nông dân được tham gia tập huấn kỹ thuật
Theo kết quả phỏng vấn trực tiếp Ban nông nghiệp xã Phú Tâm thì cần có một số điều kiện để nông dân được mời tham dự tập huấn kỹ thuật như:
– Là nông dân giỏi, chịu tiếp thu kỹ thuật mới: do nội dung và mục đích của chương trình tập huấn, quan điểm của cán bộ tổ chức tập huấn nên chỉ những nông dân giỏi, năng động và tích cực trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mới được mời tham dự.
– Hộ có đất sản xuất tương đối nhiều; hoặc nông dân là thành viên của Câu lạc bộ khuyến nông, Hội nông dân… được mời tập huấn khi Hội, Câu lạc bộ của mình mở chương trình tập huấn.
– Một số chương trình được mời nông dân tham dự rộng rãi, nhưng cũng có một số chương trình mà đối tượng được mời phải phù hợp một số điều kiện cụ thể.
– Các công ty sản xuất vật tư nông nghiệp cũng tham gia mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân nhằm mục đích quảng cáo sản phẩm, đối tượng mời dự tập huấn của họ thường rộng rãi hơn, họ thường tổ chức nhiều đợt tập huấn.
b. Nguyên nhân nông dân không tham gia tập huấn kỹ thuật
Theo ý kiến trao đổi với nông dân thì nông dân không tham gia tập huấn kỹ thuật là do một số nguyên nhân sau:
– Không được mời tham dự tập huấn: có nhiều nguyên nhân làm nông dân không được tham dự tập huấn kỹ thuật như đã nêu trên hoặc điều kiện đi lại khó khăn nên cán bộ xã không đến mời được.
– Không có thời gian tham gia: một số nông dân không tham gia do không có thời gian vì họ phải lo sản xuất hoặc phải làm thêm nhiều việc khác kiếm thêm thu nhập.
– Không tham gia vào các tổ chức như Hội nông dân, Câu lạc bộ IPM… nên không được mời tham gia tập huấn khi Hội, Câu lạc bộ này tổ chức tập huấn.
– Một số nguyên nhân khác: nông dân sản xuất ít nên không cần tham gia tập huấn kỹ thuật, trình độ nông dân thấp nên không nắm bắt kịp những thông tin mới từ đó họ thấy tham gia cũng không có được ích lợi gì hoặc do họ mặc cảm nên không tham gia.
1.4.4. Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Hiện nay có 85% người trồng lúa trong toàn xã đã áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) mới vào sản xuất (Trưởng phòng kinh tế huyện Mỹ Tú, 2006) nhưng các mô hình khoa học kỹ thuật có mức độ áp dụng khác nhau. Các mô hình khoa học kỹ thuật được nông dân áp dụng theo kết quả điều tra như sau:
Bảng 17. Tỷ lệ (%) hộ áp dụng các mô hình khoa học kỹ thuật
Mô hình KHKT Áp dụng Không áp dụng Tổng Số hộ % Số hộ % Số hộ % Giống mới 60 100,00 0 0 60 100,00 IPM 29 48,33 31 51,67 60 100,00 3 giảm 3 tăng 14 23,33 46 76,67 60 100,00 Sạ hàng 3 5,00 57 95,00 60 100,00 Lúa – màu 1 1,67 59 98,33 60 100,00
♦Giống mới: Qua đánh giá có hơn 30 giống lúa đang được sản xuất trên tỉnh Sóc Trăng, cơ cấu giống lúa mới cũng được nông dân quan tâm thay đổi. Xã Phú Tâm có hơn 80% (riêng đối với những hộ được điều tra thì con số này là 100% do yêu cầu chọn mẫu) nông dân đã thay đổi các giống cũ bằng các loại giống mới trong thời gian khoảng 4 năm gần đây (Ban nông nghiệp xã Phú Tâm, 2006) và tùy điều kiện đất, sở thích… mà nông dân chọn loại giống để gieo trồng. Các loại giống phổ biến hiện nay là ST3 (khoảng 215 ha năm 2005), tài nguyên đột biến, tài nguyên 2717 (OM2717), tài nguyên 2718 (OM2718). Nông dân chọn thay các loại giống mới vì sử dụng giống cũ gặp một số khó khăn sau:
– Giống cũ đã thoái hóa, lẫn tạp – Năm suất kém
– Phẩm chất kém nên giá thấp
Trong khi đó vai trò của giống mới là: – Giống thuần, ít nhiễm sâu bệnh – Năm suất cao, phẩm chất tốt
– Thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 95 đến 100 ngày)
– Cứng cây, ít đổ ngã, nở bụi tốt, kháng với các bệnh cháy lá và rầy nâu – Giá cả cao nên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn giống lúa cũ
♦Mô hình IPM: giúp nông dân quản lý tốt dịch hại tổng hợp, có biện pháp đúng và kịp thời để bảo vệ cây lúa từ lúc sinh trưởng đến khi trổ. Điều này gián tiếp làm tăng thu nhập cho nông hộ vì tỷ lệ thất thóat do chết cây sẽ ít hơn nên năng suất cao hơn. Hiện có 29 hộ được điều tra (48,33%) đang áp dụng IPM vào sản xuất.
♦Mô hình 3 giảm 3 tăng: tiêu chí của biện pháp này là giảm lượng giống, phân bón, thuốc và tăng năng suất, sản lượng, lợi nhuận cho nông dân. Hiện có 14 hộ trong tổng số hộ được điều tra đang áp dụng (23,33%) nhưng họ không áp dụng triệt để mô hình này vì nông dân có tâm lý lo sợ nếu ít giống, mật độ cây lúa thưa, năng suất sẽ không cao hay giảm phân, thuốc, nông dân sợ lúa tăng trưởng không tốt…
♦Sạ hàng: từ năm 2004 gần đây thì phương thức sạ hàng không còn phổ biến vì trải qua thử nghiệm một số vụ nông dân nhận thấy không hiệu quả do mật độ gieo trồng thưa, nếu cây đổ ngã phải cấy lại nên rất tốn chi phí; và còn rủi ro do
sâu bệnh, thời tiết nếu sạ thưa thì số lượng cây lúa còn lại để trổ không nhiều nên năng suất thấp. Chỉ có 5% nông dân được phỏng vấn còn sử dụng phương thức này cho vụ lúa Hè Thu vì theo họ vào vụ này sạ hàng tỷ lệ thất thoát ít.
♦Mô hình lúa – màu: chỉ có một hộ trong 60 hộ được điều tra đang áp dụng mô hình canh tác 2 vụ lúa - 1 vụ màu dưới chân ruộng, vụ màu bắt đầu khi kết thúc vụ lúa Thu Đông.
Bảng 18. Tỷ lệ (%) hộ áp dụng các mô hình khoa học kỹ thuật kết hợp Mô hình khoa học kỹ thuật Số hộ Tỷ lệ (%)
Giống mới 31 51,67
Giống mới – IPM 15 25,00
Giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng 14 23,33
Tổng 60 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ)
Từ thực tế nghiên và từ kết quả trên cho thấy sẽ có hộ áp dụng kết hợp cùng một lúc các mô hình nhưng có 3 mô hình phổ biến là: hộ chỉ áp dụng mô hình giống mới (51,67%); mô hình giống mới kết hợp với IPM (25%); mô hình giống mới, IPM kết hợp với 3 giảm 3 tăng (23,33%).