Những thay đổi chính trong sản xuất lúa của xã Phú Tâm

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 29 - 30)

II. Đất phi nông nghiệp 5.389,53 8,92 357,83 8,70 6,

2.Những thay đổi chính trong sản xuất lúa của xã Phú Tâm

Trước những năm 1975, nông dân ở đây chỉ sản xuất được một vụ lúa/năm, thời gian còn lại hầu như là thời gian nông nhàn, vì trong thời gian này cơ sở hạ tầng của xã chưa phát triển, ngoài sản xuất nông nghiệp nông dân khó có thể làm thêm việc gì để tạo thu nhập nên đời sống rất khó khăn. Những năm sau đó, xã đã nạo vét kênh mương tạo điều kiện cho nông dân sản xuất lúa 2 vụ và có một phần nhỏ sản xuất lúa 3 vụ.

Năm 2000, công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được thực hiện ở xã Phú Tâm. Đến năm 2002 thì nông dân bắt đầu sản xuất lúa 3 vụ theo hướng tự phát, và cũng có hộ luân canh lúa – màu. Kể từ đó, thu nhập của nông dân trong xã được nâng lên đáng kể, đời sống được cải thiện và vì thế họ chuyên tâm vào sản xuất để đạt hiệu quả ngày càng cao hơn. Trong thời gian này, Trạm khuyến nông và Chi cục bảo vệ thực vật huyện Mỹ Tú mở lớp tập huấn kỹ thuật: IPM, sạ hàng, kỹ thuật canh tác một số giống lúa như ST3, ST5 và giới thiệu mô hình 3 giảm 3 tăng cho nông dân và chuyển một phần diện tích lúa 3 vụ ở ấp Phú Thành A, Phú Thành B sang 2 vụ lúa – 1 vụ màu.

Ta thấy quá trình chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp của xã Phú Tâm diễn ra với tốc độ tương đối nhanh và đồng bộ qua từng thời kì theo hướng tập trung vào tăng vụ, thâm canh lúa và các loại cây màu có giá trị, thích nghi cao với điều kiện tại địa phương với những loại giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với yêu cầu của thị trường (Bảng 3).

Bảng 3. Những thay đổi chính trong sản xuất lúa của xã Phú Tâm

Thời gian Những thay đổi chính

Trước 1975 Sản xuất lúa 1 vụ, bên cạnh có một phần diện tích đất thuần nông 1976 Có kênh nội đồng

1977 Sản xuất lúa IR36 cặp kênh nội đồng 1979 Hình thành tập đoàn sản xuất nông nghiệp 1981 Có Kênh đào 30/4 (Kênh 18)

1982 Phát động trồng 2 vụ lúa cao sản, hạn chế trồng lúa – màu, giai đoạn này trồng màu chủ yếu là: dưa hấu, bí đỏ trên ruộng lúa 1989–1990 Nghị quyết 10 được ban hành trả lại ruộng cho chủ cũ, giai đoạn

này lúa 2 vụ cao sản phát triển mạnh 1992 Rầy nâu xuất hiện trên lúa cao sản

1998 Bắt đầu xuất hiện lúa 3 vụ do giá lúa cao, nông dân trồng theo tự phát

1999–2000 - Mở rộng kênh trục chính tạo điều kiện vận chuyển lúa thuận tiện, nông dân bán lúa tươi sau khi thu hoạch

- Chính quyền địa phương khuyến khích trồng 2 vụ lúa – 1 vụ màu (bắp lai giống 888) nhưng năng suất thấp, khó tiêu thụ

2000 Cán bộ xã được Trạm khuyến nông và Chi cục bảo vệ thực vật huyện Mỹ Tú giới thiệu mô hình IPM, sạ hàng

2001 Triển khai mô hình IPM, sạ hàng đến nông dân và có một số hộ ứng dụng 2 mô hình này

2002 Diện tích trồng lúa 3 vụ xuất hiện chiếm 50% diện tích trồng lúa của xã do lúa có giá như giống lúa ST3, CS20, Tài nguyên đột biến, Hàm Trâu

2003 – 2004 - Trạm khuyến nông và Chi cục bảo vệ thực vật huyện Mỹ Tú mở lớp tập huấn kỹ thuật IPM, sạ hàng, kỹ thuật canh tác một số giống lúa như ST3, ST5 và giới thiệu mô hình 3 giảm 3 tăng cho nông dân

- Chuyển đổi 90 ha đất lúa và vườn tạp sang trồng rau màu và đã đưa được 55 ha màu xuống chân ruộng

2005 Diện tích lúa 3 vụ chiếm diện tích trồng lúa của xã. Các giống lúa chủ yếu là Tài nguyên đột biến, OM2717, OM 2718, và một phần ST3

Nguồn: Phỏng vấn cán bộ xã Phú Tâm, 04/2006

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 29 - 30)