Nguồn lực lao động

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 39 - 41)

I. MÔ TẢ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ

1. Các nguồn lực của quá trình sản xuất của nông hộ

1.1. Nguồn lực lao động

Kết quả khảo sát trên 60 hộ nông dân về nguồn lực lao động được thể hiện trong bảng 6.

Bảng 6. Tổng hợp số thành viên trong gia đình, lao động trực tiếp sản xuất

và trình độ của nông hộ Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Số thành viên trong gia đình (người) 2 8 5 1,277

Lao động trực tiếp sản xuất (người) 1 5 1 0,792

Trình độ văn hóa (lớp) 2 12 6 2,977

Thời gian sống tại địa phương (năm) 12 75 45,58 12,436

Kinh nghiệm sản xuất 12 54 27,48 9,346

Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ) 1.1.1. Số nhân khẩu

Kết quả nghiên cứu cho ta thấy rằng số nhân khẩu của các hộ trung bình là 5 người (30%), ít nhất là 2 người (3,3%), cao nhất là 8 người (1,7%) và đa số các hộ có khoảng 4 đến 6 người (Phụ lục 2, Bảng 28), và các hộ đã sống tại địa phương khá lâu, trung bình 46 năm (Bảng 6). Trong tổng số hộ được phỏng vấn dân tộc Kinh chiếm 71,7%, cao hơn tỷ lệ dân tộc Kinh của tỉnh Sóc Trăng (65,28%); dân

tộc Khmer chiếm 18,3%, thấp hơn tỷ lệ trung bình của tỉnh (28,85%); dân tộc Hoa chiếm 10%, cao hơn tỷ lệ dân tộc Hoa của tỉnh (5,86%), và dân tộc này chủ yếu sống bằng nghề mua bán nên góp phần phát triển kinh tế của xã (Bảng 7).

Bảng 7. Tần số, tỷ lệ (%) các dân tộc Dân tộc Số hộ Tỷ lệ (%) Kinh 43 71,7 Khmer 11 18,3 Hoa 6 10,0 Tổng 60 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ) 1.1.2. Số lao động trực tiếp sản xuất

Bảng 8. Tỷ lệ (%) lao động trực tiếp sản xuất

Lao động trực tiếp (người) Số hộ Tỷ lệ (%)

1 38 63,3 2 18 30,0 3 2 3,3 4 1 1,7 5 1 1,7 Tổng 60 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ)

Do đặc điểm của ngành sản xuất lúa không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng người trực tiếp sản xuất phải nắm được những kỹ thuật để nhận diện các loại bệnh của lúa cũng như thời kì tăng trưởng để phun các loại thuốc, bón các loại phân thích hợp, đúng lúc, đúng liều lượng. Ngành này còn đòi hỏi khá nhiều lao động khi chuẩn bị đất, gieo sạ, cấy, phun thuốc, bón phân và cả khâu thu hoạch nhưng lượng lao động này người sản xuất có thể thuê bên ngoài tại địa phương tùy thuộc vào diện tích đất ít hay nhiều nên số lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất trung bình là 1 người (63,3%), 2 người chiếm 30%, tỷ lệ còn lại có số lao động trực tiếp sản xuất là 3 – 4 người và cao nhất là 5 người.

Do điều kiện sống ở vùng nông thôn nên trình độ văn hóa trung bình của các hộ là học đến lớp 6. Số nông dân tham gia sản xuất học cấp I chiếm đa số (55%), cấp II chiếm 35% còn lại học đến cấp III chiếm 10% (Phụ lục 2, Bảng 29). Trình độ học vấn góp phần quan trọng trong việc nông dân tiếp thu các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trình độ học vấn của các hộ được khảo sát tuy không cao nhưng thực tế khi tiếp xúc họ rất tiến bộ, khả năng nhận thức cũng được nâng cao vì điều kiện sống hiện tại đã giúp họ nắm bắt vấn đề nhanh hơn và một lợi thế nữa là họ đã sản xuất nhiều năm nên tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất như thử nghiệm và chọn được loại giống thích hợp với điều kiện đất của họ, trình độ thâm canh tăng vụ cũng tăng lên, kỹ thuật chăm sóc cây lúa cũng tốt hơn. Hơn nữa, có 6 hộ (10%) tham gia các tổ chức xã hội ở địa phương cũng giúp cho họ nắm bắt được các thông tin nhất là các thông tin về kỹ thuật sản xuất, giá bán sản phẩm… nhanh hơn và họ có thể là người truyền đạt các thông tin đó đến những nông dân khác (Phụ lục 2, Bảng 30). Vì vậy, nông dân xã Phú Tâm có đủ khả năng để tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w