Tầng chứa nước Holocen (qh ):

Một phần của tài liệu Những biến đổi của nguồn nước ngầm do tác động của các hoạt động kinh tế kỹ thuật (Trang 29 - 30)

d) Thời kỳ Holoce n:

2.4.1)Tầng chứa nước Holocen (qh ):

Trầm tích Holocen cĩ nguồn gốc rất đa dạng: Trầm tích sơng, hỗn hợp sơng biển, biển . . . Chúng phân bố chủ yếu trên các địa hình tích tụ đồng bằng và bãi bồi phía nam Thủ Đức, phần lớn diện tích huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Quận 7, Quận 8, Quận 6, dọc thung lũng sơng Sài Gịn và sơng Đồng Nai, chúng thường phân bố trên vùng cĩ độ cao địa hình thấp, dọc theo các sơng Bến Cát, sơng Trường Đay.

Thành phần đất đá chứa nước chủ yếu là bột, bột sét, cát mịn chứa nhiều sản phẩm mùn thực vật. Chiều dày tầng chứa nước thay đổi từ 1-2m đến 10-15m, ít nơi đến 20-30m.

Các kết quả điều tra cho thấy: tầng chứa nước Holocen cĩ khả năng chứa nước rất kém, rất nghèo nước, lưu lượng từ 0.12 l/s đến 0.33 l/s. Mực nước tĩnh thường nơng, mùa mưa từ 0.2 – 0.3m nhưng về mùa khơ mực nước hạ xuống đến 4- 5 m cách mặt đất. Tại một số vùng thuộc bãi bồi cao, trầm tích Holocen cĩ khả năng chứa nước tốt hơn. Nước sử dụng tốt cho các hộ gia đình nhưng mùa khơ giếng tầng này bị cạn kiệt. Tầng chứa nước cĩ quan hệ thủy lực với nước sơng, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thủy triều và tiếp thu nguồn cung cấp nước mưa.

Điều kiện thủy hĩa của nước trong trầm tích Holocen rất phức tạp. Phần lớn nước của tầng này thường đục và cĩ màu hơi vàng, trên mặt nước cĩ váng rỉ sắt, mùi tanh, vị hơi chua. Tổng độ khống hĩa thay đổi từ 1.25 –12.43 g/l, thường gặp từ 4.21 – 8.90 g/l. Nước thường cĩ loại hình Cl-Na chiếm ưu thế. Đối với một số khu vực khơng bị nhiễm mặn tổng độ khống hĩa thay đổi từ 0.13-0.31g/l và thường gặp nhỏ hơn 0.2 g/l, loại hình hĩa học nước HCO3-Cl hoặc Cl-HCO3.

Tĩm lại, nước trong trầm tích Holocen tuy phân bố trên diện rộng nhưng khả năng chứa nước kém, chiều dày nhỏ và rất dễ bị nhiễm bẫn nên khơng thể khai thác sử dụng làm nguồn cung cấp nước tập trung cho sinh hoạt và sản xuất .

Một phần của tài liệu Những biến đổi của nguồn nước ngầm do tác động của các hoạt động kinh tế kỹ thuật (Trang 29 - 30)