Khái niệm về phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch và bảo vệ nguốn nước pptx (Trang 36 - 38)

b. Đối với ch−ơng trình phát triển nguồn n−ớc cấp quốc gia

2.6.1.Khái niệm về phát triển bền vững

Phát triển bền vững là một khái niệm mới về sự phát triển xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây khi mà mâu thuẫn giữa môi tr−ờng và phát triển đã trở thành sâu sắc ở nhiều n−ớc trên thế giới.

Phát triển là quy luật của lịch sử tất yếu của xã hội loài ng−ời. Thế kỷ 20 là thế kỷ phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật và kinh tế, cũng là thế kỷ bùng nổ dân số trên toàn cầu. Tốc độ phát triển kinh tế và sự bùng nổ về dân số khiến cho nhiều tài nguyên thiên nhiên bị sử dụng quá mức đang tiến tới nguy cơ bị cạn kiệt, ô nhiễm môi tr−ờng gia tăng, đe doạ sự phát triển lâu bền của nhân loại. Từ đó, vấn đề đang đ−ợc quan tâm là phát triển nh− thế nào để con ng−ời của thế hệ hôm nay cũng nh− trong t−ơng lai có đ−ợc cuộc sống hạnh phúc cả về vật chất và tinh thần, đó chính là Phát triển bền vững. Nói một cách khác, Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hôm nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ t−ơng lai.

Khái niệm về phát triển bền vững đã bắt đầu đ−ợc đề cập đến từ những năm 70 của thế kỷ 20 và đã đ−ợc Hội đồng thế giới về Môi tr−ờng và Phát triển (WCED) trình bày nh− là một định nghĩa trong cuốn T−ơng lai của chúng ta: “Sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ t−ơng lai”. Phát triển bền vững bao gồm các mặt chính sau đây:

• Bền vững về mặt môi tr−ờng • Bền vững về kinh tế tài chính • Bền vững về xã hội

• Bền vững về thể chế chính sách • Bền vững về năng lực và trí tuệ

Sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội đ−ợc đánh giá bằng 4 chỉ tiêu chính nh− sau:

1) Về kinh tế, trong xã hội bền vững, việc đầu t− phát triển phải đem lại lợi nhuận và tăng tổng sản phẩm quốc gia.

2) Về tài nguyên thiên nhiên, là loại tài nguyên không thể hoặc khó tái tạo đ−ợc, vì vậy cần phải sử dụng trong phạm vi khôi phục đ−ợc về số l−ợng và chất l−ợng hoặc sử dụng một cách tiết kiệm và bổ sung th−ờng xuyên bằng con đ−ờng tự nhiên hoặc nhân tạo.

3) Về chất l−ợng môi tr−ờng: Môi tr−ờng không khí, n−ớc, đất và cảnh quan liên quan đến sức khoẻ, tiện nghi, yêu cầu thẩm mỹ, tâm lý của con ng−ời nhìn chung không bị các hoạt động của con ng−ời làm ô nhiễm; Các nguồn phế thải phải đ−ợc xử lý, tái chế kịp thời.

4) Về văn hoá - xã hội, xã hội bền vững phải là xã hội trong đó phát triển kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế; phúc lợi xã hội phải đ−ợc chăm lo, các giá trị văn hoá và đạo đức của dân tộc và cộng đồng phải đ−ợc bảo vệ và phát huy.

Một trong 4 điều kiện trên bị vi phạm thì sự phát triển của xã hội sẽ có nguy cơ mất bền vững.

Tháng 6 năm 1992 Hội nghị th−ợng đỉnh về Môi tr−ờng và Phát triển lần đầu tiên đ−ợc tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil). Hội nghị đã nhất trí lấy phát triển bền vững làm mục tiêu của toàn nhân loại để tiến vào thế kỷ 21.Hội nghị đã có thoả thuận về bốn văn kiện quan trọng: Tuyên ngôn các nguyên tắc, Tuyên bố Rio de Janeiro và Ch−ơng trình hành động, Lịch trình Thế kỷ 21, Công −ớc khung về biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học.

2.6.2. Phát triển bền vững tài nguyên n−ớc

Một trong những điều kiện đảm bảo sự phát triển bền vững là sự sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. N−ớc cũng là một loại tài nguyên quý giá đang có nguy cơ bị cạn kiệt và suy thoái do sự khai thác không hợp lý và tác động xấu của các hoạt động kinh tế của con ng−ời. Bởi vậy, phát triển bền vững tài nguyên n−ớc là vấn đề đ−ợc đặt ra một cách cấp bách đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch và bảo vệ nguốn nước pptx (Trang 36 - 38)