Các hình thức thiết kế tổ chức phổ biến

Một phần của tài liệu hành vi tổ chức (Trang 152 - 155)

1. Cơ cu gin đơn

Hầu hết các cơng ty khi mới khởi nghiệp đều cĩ cơ cấu giản đơn với một vài nhân viên và tập trung vào một loại sản phẩm hay dịch vụ. Cơ cấu này cĩ đặc điểm:

- Bộ phận hĩa thấp.

- Phạm vi kiểm sốt rộng,

- Tập quyền vào một người duy nhất. - Chính thức hố thấp.

Thế mạnh của cơ cấu này là tính đơn giản, linh hoạt chi phí hoạt động thấp. Tuy nhiên, cơng ty sẽ gặp khĩ khăn với cơ cấu này khi mơi trường hoạt động trở nên phức tạp và tổ chức đã phát triển lên cao.

2. Cơ cấu quan liêu

Cơ cấu quan liêu tổ chức sắp xếp cơng việc theo dạng chuyên mơn hĩa. Nhân viên sẽ được đào tạo những kiến thức rất cụ thể về một cơng việc nào đĩ. Ví dụ, trong ngân hàng, nhân viên thu nợ thì chỉ cĩ một cơng việc duy nhất là khi khách hàng đến trả nợ, họ ghi tên, yêu cầu ngồi đợi gọi tên, tra máy tính, thơng báo khách hàng số tiền phải thanh tốn, xuất phiếu thu tiền, ký tên xác nhận và giao cho khách hàng. Cơ cấu quan liêu cĩ đặc điểm: - Tập quyền. - Chính thức hĩa cao. - Bộ phận hĩa theo chức năng. - Phạm vi kiểm sốt hẹp. - Ra quyết định theo hệ thống điều hành. Cơ cấu này cĩ ưu điểm:

- Phát huy được những ưu điểm của chuyên mơn hĩa. - Quy mơ kinh tế theo chức năng.

- Giảm thiểu việc nhân đơi về nhân sự và thiết bị. - Tăng tính truyền thơng

Mặt hạn chế:

- Mâu thuẫn giữa đơn vị với mục tiêu của tổ chức. - Chịu mối ám ảnh về luật lệ và quy định.

3. Cơ cấu ma trận

Để hiểu được cơ cấu này, bạn hãy đọc một ví dụ cụ thể. Trong một trường đại học Quản trị kinh doanh thường cĩ các bộ phận chức năng như khoa Kế tốn, khoa Marketing, phịng Hành chánh tổ chức, khoa quản trị kinh doanh...Nếu nhà trường cho phép tổ chức một chương trình học dành cho kế tốn trưởng thì địi hỏi phải cĩ sự phối hợp giữa người tham gia chương trình với các phịng chức năng. Chẳng hạn giảng viên dạy kế tốn phải cĩ trách nhiệm viết báo cáo cho người phụ trách chương trình và báo cáo cho trưởng khoa (trưởng bộ mơn) kế tốn. Như vậy, giảng viên dạy kế tốn sẽ chịu sự quản lý, chỉ đạo của hai người-phụ trách chương trình và trưởng khoa. Đĩ chính là cơ cấu ma trận, cơ cấu này tạo ra hệ thống điều hành kép giữa bộ phận chức năng và bộ phận dự án.

Ưu điểm của cơ cấu ma trận:

- Khuyến khích hợp tác giữa các bộ phận trong tổ chức.

- Khuyến khích phân bổ nguồn lực các chuyên gia cĩ hiệu suất.

Nhược điểm

- Tạo ra sự hiểu lầm, dẫn đến xung đột quyền lực.

- Tạo áp lực cho nhân viên do chịu trách nhiệm báo cáo cho hai cấp trên khác nhau.

Cơ cấu này được áp dụng trong các ngành nghề liên quan đến quảng cáo, hàng khơng, nghiên cứu và phát triển, các trường đại học, phịng tư vấn hay các dịch vụ giải trí.

Cơ cấu này hiện nay đang rất phổ biến, các tổ chức sử dụng nhĩm để thực hiện các hoạt động, các cơng việc. Cơ cấu này cĩ đặc điểm:

- Phá vỡ rào cản giữa các bộ phận. - Phân quyền ra quyết định.

- Giúp nhân viên vừa là nhà tổng hợp vừa là nhà chuyên mơn.

Cơ cấu này rất linh động và phản ứng nhanh, giảm bớt chi phí quản lý, tính tự chủ cho nhân viên cao hơn. Tuy nhiên, cơ cấu này địi hỏi chi phí đào tạo kỹ năng làm việc nhĩm cao, tốn nhiều thời gian để điều phối, nhân viên cĩ thể bị căng thẳng vì vai trị mơ hồ, lãnh đạo nhĩm bị áp lực khi giải quyết xung đột, nấc thang phát triển nghề nghiệp cho nhân viên

khơng rõ ràng.

5. Cơ cấu tổ chức ảo (cơ cấu tổ chức mạng lưới)

Từ ảo ở đây là muốn nĩi đến một cơ cấu chỉ cĩ ban điều hành chính cịn tồn bộ các hoạt động kinh doanh chủ yếu được thực hiện ở bên ngồi. Ví dụ, cơng ty máy tính Dell hàng năm kiếm lời hàng trăm triệu đơ nhưng lại khơng sở hữu bất kỳ nhà máy nào. Khi bạn đặt hàng một chiếc máy tính, các mạng lưới đối tác của cơng ty sẽ thực hiện các nghiệp vụ liên quan để làm ra một chiếc máy tính. Giữa cơng ty và đối tác sẽ thỏa thuận chuẩn hĩa quy trình (xem hình 8.1).

Cơ cấu tổ chức này cĩ một ưu điểm rất quan trọng đĩ là tính linh động, nĩ giúp cho một người cĩ ý tưởng nhưng khơng cĩ nhiều tiền vẫn thực hiện được hoạt động kinh doanh của mình. Bất lợi của cơ cấu này là khĩ kiểm sốt quản lý các hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu hành vi tổ chức (Trang 152 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)