SỰPHÁT TRIỂN CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, ĐÁNH Giá NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 116 - 117)

NÔNG THÔN CẤP LÀNG, XÃ

1. SỰPHÁT TRIỂN CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, ĐÁNH Giá NÔNG THÔN NÔNG THÔN

1.1 Các phương pháp phân tích cổ truyền

Cho tới gần đây, hầu hết các phân tích cổ truyền tập trung vào việc phân tích tình hình nông thôn qua các thông tin thu thập từ các báo cáo tổng hợp tình hình nông thôn. Đây là phương pháp phổ biến ở các nước đang phát triển. Phương pháp này mang các đặc điểm chung sau

- Thời gian tương đối dài, đôi khi tới một vài năm.

- Trình tự các công việc tiến hành rất ổn định và rất chính quy.

- Phạm vi để cập thường bị hạn chế. Thường chỉ tập trung được một vấn đề đơn lẻ và trong thực tế không có mối liên quan rộng rãi.

- Mức độ đa dạng kém, thậm chí ngay cả khi có các cán bộ thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau tham gia công việc đánh giá.

- Các nội dung đánh giá thường cố gắng đạt đến mức hoàn hảo.

- Sự chỉ đạo chủ yếu là từ trên xuống dưới, tức là làm việc trực tiếp với các cơ quan Nhà nước và một số tổ chức và gián tiếp với nông dân.

- Mức độ tham gia của nông dân trong khu vực dự án thường ít, thậm chí trong bài trường hợp không có.

- Chi phí khá cao, tốn nhiều thời gian và nhân lực.

- Phương pháp làm thường bao gồm có phân tích thống kê về mặt kinh tế, điều tra chi tiết về cây trồng và đất, thử nghiệm chi tiết trên đồng ruộng, khảo sát xã hội và kinh tế bằng một bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Do những kỹ thuật này có đặc tính là không thay đổi nên không nhạy cảm với điều kiện địa phương. thiếu tính linh hoạt và thống nhất, vì vậy những khuyến cáo đưa ra thường là không thích hợp.

1.2. Phương pháp nghiên cứu phân tích hệ thống nông nghiệp

Những thiếu sót trong phương pháp phân tích thông thường đã thể hiện rõ vào những năm 1970. Cho đến nay, những cố gắng trong công tác phát triển đều hướng đến việc tăng năng suất của các loại cây trồng chủ yếu, chú trọng đến vùng có môi trường thuần nhất, giàu tài nguyên và có thể kiểm tra được. Sau đó người ta chú ý đến vấn đề của nông dân ở các nơi nghèo hơn với các điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hơn. Do đó xuất hiện các nhu cầu tìm hiểu các hệ thống hoạt động của nông dân và

phát triển các công nghệ thích hợp với các hệ thống nông nghiệp khác nhau của nông dân.

Phương thức "nghiên cứu các hệ thống công nghiệp" (FSR) được hình thành từ nhận thức này. Mục đích chung của phương pháp này là miêu tả và phân tích các chế độ trồng trọt và chăn nuôi và nông nghiệp nói chung, nhận thức vấn đề, kế hoạch nghiên cứu và hoạt động khuyến nông. Nó phát triển bằng nhiều hình thức khác nhau, cả ở các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp của nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) và các viện nghiên cứu quốc gia. Đặc điểm chung của các cơ quan này là phương pháp ứng dụng lặp đi lặp lại. Lúc đầu phương pháp nghiên cứu các hệ thống nông nghiệp (FSR) dùng nhiều kỹ thuật cổ điển để khảo sát nông dân và thực nghiệm trên đồng ruộng. Nhưng FSR cũng khuyến khích tạo ra kỹ thuật mới để phân tích các hệ thống nông nghiệp nhanh hơn và chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)