Mối quan hệ giữa quy hoạch vĩ mô và quy hoạch vi mô

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 84 - 86)

3. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TÁC CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

3.4.2.Mối quan hệ giữa quy hoạch vĩ mô và quy hoạch vi mô

Mối quan hệ giữa các loại hình quy hoạch ở các cấp được thể hiện trong Sơ đồ 3. Địa phương: Một xã có thể gọi là một địa phương.

Vùng: Có thể gồm nhiều tỉnh có điều kiện tự nhiên xã hội tương đối giống nhau, có những đặc điểm tương đồng có thể lập được quy hoạch chung. Cũng có thể một số huyện gọi là một vừng. Xây dựng quy hoạch vùng là quy hoạch cho một số địa phương. Ví dự. vùng Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên. . .

Quy hoạch cấp trung gian: Có thể hiểu đó là quy hoạch thu nhỏ của quy hoạch cấp quốc gia. Tuy nhiên quy hoạch cấp trung gian của các huyện, các địa phương là khác.

Ví dụ: Quy hoạch cấp quốc gia có các Bộ (Bộ CN, BỘ NN. . . .). Quy hoạch cấp trung gian các Sở (Sở CN, SỞ NN. . . ). Cấp huyện có các phòng. áp xã có các ban.

Mỗi vùng có những đặc thù riêng do vậy phải quy hoạch cấp vùng.

Quy hoạch ở cấp quốc gia : Quy hoạch cấp quốc gia thường được gọi là quy hoạch vĩ mô. Nó thường đề cập đến các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, y tế, giáo dục, nhà ở, vệ sinh môi trường. . . Nó bao trùm toàn diện các mặt hoạt động và được coi là quy hoạch phát triển quốc gia. Tuy nhiên quy hoạch cấp quốc gia cũng có thể là quy hoạch riêng rẽ cho từng ngành (ví dụ quy hoạch ngành nông nghiệp, quy hoạch ngành công nghiệp, quy hoạch ngành giao thông vận tải...). Các bộ cũng có quy hoạch riêng cho ngành của mình.

Để xây dựng quy hoạch phát triển quốc gia người ta phải thành lập hội đồng quy hoạch cấp quốc gia. Nhiệm vụ của hội đồng này là : ,

- Xây dựng kế hoạch phát triển cho các lĩnh vực riêng biệt.

- Chỉ đạo lập quy hoạch cho các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân đồng thời cũng chỉ ra nguồn lực nào là có sẵn, những vấn đề nào cần ưu tiên thực hiên, những mục tiêu nào cần phải đạt được trong khoảng thời gian nhất định. Hội đồng quy hoạch quốc gia xây dựng bộ khung cho quy hoạch phát triển vĩ mô cấp quốc gia, sau đó các bộ ngành chuyên môn sẽ hoàn thành các chi tiết của quy hoạch đó và

cuối cùng hội đồng quy hoạch quốc gia sẽ tập hợp lại và phê duyệt.

Quy hoạch cấp địa phương: Để đạt được những kế hoạch phát triển lớn của cả nước chúng ta cần quan tâm đến quy hoạch chi tiết ở địa phương. Đơn vị làm quy hoạch địa phương có thể là các đơn vị hành chính dưới cấp quốc gia có thể là một tỉnh một huyện, một xã. Quy hoạch địa phương mới là quy hoạch mang tính chất cụ thể để chuyển hoá những nội dung quy hoạch vào trong cuộc sống (Ví dụ quy hoạch điện).

Quy hoạch vùng: Đôi khi một số tỉnh hoặc huyện có thể liên kết lại với nhau trong phạm vi một vùng (nhưng phải có những nét tương đồng nhau). Quy hoạch vùng là xây dựng quy hoạch cho một vùng (gồm một số tỉnh, huyện hoặc xã) nhằm khai thác tết hơn những nguồn tài nguyên, nguồn lực sẵn có trong một vùng. Tuy nhiên vùng không phải là một đơn vị hành chính nên không có một đơn vị hành chính cụ thể nào thực hiện giám sát quy hoạch vùng.

Quy hoạch vùng thường ít phổ biến như quy hoạch địa phương (quy hoạch ở các đơn vị hành chính thì có sự giám sát chỉ đạo trực tiếp của các đơn vị hành chính). Quy hoạch địa phương thường có hiệu quả và phổ biến hơn. Quy hoạch vùng chỉ mang tính chất tương đối.

Ngoài ra còn có các hình thức quy hoạch khác như quy hoạch đô thị là quy hoạch cho một thành phố, cho một thị trấn...

Quy hoạch dự án là mức độ thấp nhất của quy hoạch, nó gồm các hoạt động cụ thể của quy hoạch địa phương và quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch địa phương được tính toán thông qua các dự án. Muốn quy hoạch địa phương phải dựa vào hoạt động của các quy hoạch dự án. Ví dụ: Quy hoạch ngành trồng trọt, quy hoạch ngành chăn nuôi . . .

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 84 - 86)