6. NỘI DUNG XÂY DỤNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
6.4. Xác định nội dung phương án quy hoạch
Đề án quy hoạch phát triển nông thôn thường mang tính chất liên ngành mà đối tượng tác động là các ngành sản xuất trực tiếp ra của cải vật chất.
Ở mức độ sơ cấp như nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, biện pháp tác động thường là các giải pháp như công trình thuỷ lợi, đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc các ngành dịch vụ xã hội như dân sô, y tế, giáo dục.
Trong một đề án quy hoạch thường có nhiều nội dung, song mỗi nội dung đều đóng một vai trò nhất định trong kết cấu chung của tổng thể.
Nội dung của đề án quy hoạch nông thôn gồm: - Mô tả hiện trạng.
- Xây dựng các giải pháp. - Bố trí sử dụng các nguồn lực.
- Thiết kế và đề xuất các vấn đề hỗ trợ cho đề án.
+ Tình hình sản xuất của các ngành, tình hình các nguồn lực tự nhiên, tình hình
kinh tế xã hội, tình hình sử dụng ruộng đất, tình hình nông hộ, nông trại, các kế hoạch dự kiến được lấy từ mục tiêu của quy hoạch xem xét hệ thống tổ chức sản xuất, dịch vụ, các vấn đề về thị trường, các công trình đầu tư đã và đang thực hiện. Mô tả hiện trạng, nhận biết được vấn đề cần giải quyết, tiên ra những vấn đề nổi cộm cần giải quyết trước. Yêu cầu thông tin về tình hình sản xuất các ngành. Thông tin về nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội. Thông tin về các công trình đã và đang triển khai. Thông tin về kế hoạch phát triển dự kiến. Thông tin về hệ thống tổ chức sản xuất dịch vụ nghiên cứu khoa học... Tất cả các thông tin trên cần phải thu thập, tóm lược, phân tích đánh giá trong báo cáo thông thường một đề án quy hoạch có phần thuyết minh và được thể hiện qua bảng biểu.
+ Xác định các giải pháp, đề xuất những biện pháp trong quy hoạch để đáp ứng
yêu cầu giải pháp về đầu tư xây dựng cơ bản. Đặc biệt chú ý đặt hệ thống giao thông, thuỷ lợi và các hạng mục có liên quan đến sản xuất nông nghiệp, các hạng mục về xây dựng công trình văn hoá, phúc lợi.
+ Bố trí sử dụng nguồn lực : Xem xét nguồn lực, phân tích nguồn lực trong địa
phương, lừ đó thiết kế các chương trình khai thác, sử dụng. Thiết kế các biện pháp dựa trên căn cứ khoa học, cơ sở thực tiễn.
Mỗi nơi có các yếu tố nguồn lực khác nhau, vì vậy phải có giải pháp hợp lý để phát huy hết mọi nguồn lực đó (tiềm năng nguồn lực về điều kiện tự nhiên và con người). Cơ cấu kinh tế ở các vùng thường khác nhau do có nguồn lực khác nhau.
+ Thiết kế và đề xuất các vấn đề hỗ trợ cho việc phát triển các đề án hỗ trợ và tiếp thị tín dụng vốn đầu tư, đôi khi gọi là đề án bổ sung.
Thông thường để xây dựng một đề án phải xác định nhiều phương án quy hoạch từ đó lựa chọn phương án quy hoạch tết nhất.