Những mối quan hệ chủ yếu trong quy hoạch phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 86 - 88)

3. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TÁC CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

3.4.3.Những mối quan hệ chủ yếu trong quy hoạch phát triển nông thôn

Quy hoạch phát triển nông thôn là quy hoạch rộng lớn và phức tạp liên quan đến nhiều ngành, nhiều vùng, nhiều địa phương bên trong phạm vi nông thôn và cả bên ngoài nông thôn thuộc khu vực đô thị và công nghiệp của cả nước.

Quan hệ giữa quy hoạch phát triển nông thôn và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội : Đây là mối quan hệ đầu tiên trên tầm quản lý vĩ mô. Quy hoạch phát triển nông thôn phải dựa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đề ra những mục tiêu, phương hướng và những quan điểm phát triển chung chì đất nước, từ đó mà quy hoạch phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay, phải dựa vào hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường, phải vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, phải đảm bảo cho nông thôn phát triển toàn diện. Nếu tách rời chiến lược kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn sẽ gặp nhiều khó khăn, mâu thuẫn, thậm chí sẽ gây nên những lãng phí to lớn về sức người sức của, về tài nguyên của đất nước.

trí và phát triển các ngành luôn luôn phải thể hiện trên các vùng lãnh thổ cụ thể. Ngược lại trên bất cứ một vùng lãnh thổ nào cũng phải bố trí các ngành. Sự kết hợp và gắn bó giữa ngành và lãnh thổ là tất yếu khách quan của quy hoạch phát triển nông thôn để phát triển sản xuất, kỹ thuật và sức lao động.

Mối liên hệ quan trọng trong quy hoạch là: kết hợp trên các vùng lãnh thổ giữa sản xuất chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu để giảm được chi phí vận chuyển, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt đối với nhưng nông sản nguyên liệu phải cân đối giữa quy mô của các cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu để tránh tình trạng sử dụng không hết công suất chế biến hoặc không chế biến kịp thời nguyên liệu. Trong quy hoạch vùng phát sinh nhiều mối liên hệ giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản cần được giải quyết một cách có hiệu quả, đảm bảo cho các ngành đều phát triển được, tránh tình trạng mâu thuẫn giữa các ngành. Trên mỗi vùng nông thôn các kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội (giao thông, thuỷ lợi, điện, cơ sở chế biến, y tế, giáo dục…) có nhiều mối liên hệ chặt chẽ với nhau để đảm bảo cho việc phát triển sản xuất và đời sống. Do đó sự kết hợp các kết cấu hạ tầng là tất yếu khách quan trong quy hoạch phát triển nông thôn.

- Quan hệ giữa các vùng trong quy hoạch phát triển nông thôn : Trên lãnh thổ của đất nước thường chia ra nhiều vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau. Các vùng này không thể phát triển được nếu tách rời nhau mà phải gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Đó là tất yếu khách quan. Sự gắn bó đó thể hiện trong quy hoạch mạng lưới thuỷ lợi giao thông vận tải, hệ thống điện, thông tin liên lạc, cơ sở chế biến nông sản phẩm mang tính chất tiêu dùng. Hệ thống rừng phòng hộ, sông ngòi thường ảnh hưởng đến nhiều vùng để hạn chế nạn úng, hạn, lũ lụt. Hệ thống bảo vệ thực vật, thú y cũng thường liên quan đến nhiều vùng để hạn chế dịch bệnh cây trồng, dịch bệnh vật nuôi. Các cơ sở dịch vụ tài chính, thương mại, cung ứng vật tư tiêu thụ sản phẩm trong nhiều trường hợp liên hệ đến một số vùng. Hệ thống y tế giáo dục không phải luôn luôn khép kín trong từng vùng (trường học phổ thông cấp III, bệnh viện…) mà được phục vụ chữa bệnh và dạy học cho nhiều vùng. Sự liên hệ và kết hợp nhiều vùng trong quy hoạch có tầm quan trọng đặc biệt để tiết kiệm vốn đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật, đồng thời nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng và phát triển nông thôn.

- Quan hệ giữa Nhà nước vớ' nhân dân, giữa trung ương và địa phương trong quy hoạch phát triển nông thôn: Việc quy hoạch phát triển nông thôn là vấn đề rộng lớn và phức tạp. Nó đòi hỏi nhiều vốn đầu tư và sức lao động, đồng thời phải có những chính sách thích hợp. Việc quy hoạch phát triển nông thôn có liên quan đến nhiều vùng, nhiều địa phương, nhiều ngành như giao thông, thuỷ lợi, điện… Có những công trình chỉ trong phạm vi một vùng, một địa phương, có những công trình chỉ bó hẹp trong một cơ sở. Rõ ràng phải có sự phân cấp đầu tư, phần nào do Ngân sách trung ương, phần nào do ngân sách của vùng, địa phương, phần nào do từng cơ sở sản xuất kinh doanh phải đầu tư. Ở đây sự liên hệ không phải chỉ ờ các công trình phục vụ sản xuất

mà cả các công trình phúc lợi xã hội (như y tế, giáo dục).

Mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, trung ương với địa phương trong quy hoạch phát triển nông thôn không chỉ trong tổ chức xây dựng mà còn trong tổ chức quản lý sử dụng các công trình từ khâu sử dụng đến khâu bảo vệ các công trình. Việc đảm bảo thực hiện các luật lệ, các quy định cần thiết trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển nông thôn cũng đòi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ sở.

Sự kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân, giữa trung ương và địa phương phải xuyên suốt toàn bộ các khâu từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến khâu quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội nông thôn và các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. Có như vậy mới gắn được nhiệm vụ trước mắt với nhiệm vụ lâu dài, nhiệm vụ cơ bản với những nhiệm vụ mang tính chất tình thế.

Sự kết hợp giữa Trung ương và địa phương còn thể hiện trong việc điều chỉnh quy hoạch phát triển nông thôn. Trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển nông

thôn cần có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với những điều kiện và tình hình cụ thể mới phát sinh. Song khi nào phải cần điều chỉnh quy hoạch, quy mô, phạm vi, phương hướng điều chỉnh như thế nào, do cấp nào điều chỉnh lại phải có sự thống nhất giữa Trung ương và địa phương. Điều này phải được thực hiện theo luật, pháp lệnh.

Tất cả các loại hình quy hoạch phải ăn khớp với quy hoạch tổng thể. Việc tiến hành quy hoạch phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định.

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 86 - 88)