Luận chứng các nội dung quy hoạch phát triển

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 109 - 111)

6. NỘI DUNG XÂY DỤNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

6.4.1. Luận chứng các nội dung quy hoạch phát triển

a) Luận chứng các phương án về cơ cấu phát triển các ngành kinh tế

- Nông, lâm, ngư nghiệp. - Công nghiệp, xây dựng. - Dịch vụ, du lịch.

* Cơ sở để xây dung luận chung các phương án :

- Khả năng khai thác vốn, nhân lực, vật lực, tài lực cho các chương trình và các dự án phát triển. Tiêu chuẩn này chi phối rất lớn đến các dự kiến lựa chọn.

- Xu thế và tốc độ đẩy mạnh các quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế.

- Tác động ảnh hưởng của quá trình đổi mới về cơ chế quản lý, điều hành nền kinh tế xã hội. Sự hoà nhập và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đối với người lao động.

* Nội dung luận chứng:

- Xác định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của mỗi ngành trong cơ cấu kinh tế. - Xác định các hoạt động và giải pháp trong phát triển sản xuất của các ngành theo các phương án trên cơ sở khai thác lợi thế về các mặt.

- Xác định tốc độ tăng trưởng của các ngành và của toàn nền kinh tế trong các giai đoạn quy hoạch.

- Xác định cơ cấu kinh tế trong các giai đoạn quy hoạch. - ước tính một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp.

Ví dụ: Có thể tham khảo sau đây một số bảng tính về phát triển kinh tế trong quy hoạch tổng thể của một tỉnh.

Bảng 9: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Thời kỳ 1991 - 1995 Thời kỳ 1996 - 2000 Thời kỳ 2001 - 2010 Tổng GDP

- Nông lâm ngư nghiệp - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ, du lịch 11,54 6,32 17,34 18,32 12,00 6,00 25,00 14,00 13,00 4,50 22,00 16,00 Bng 10: Cơ cấu các ngành kinh tế Đơn vịtính: % Chỉ tiêu Năm 1995 Năm 2000 Năm 2010 Tổng GDP

- Nông lâm ngư nghiệp - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ, du lịch 100 30,50 31,00 38,50 100 24,30 36,61 39,09 100 20,00 31,00 49,00

b) Luận chứng các phương án quy hoạch phát triển mạng lưới dân cư và cơ sở hạ tầng

- Luận chứng về phát triển đô thị

- Xu hướng phát triển kinh tế, xã hội sẽ tác động tới quá trình phát triển các khu vực dân cư tập trung, hình thành các đô thị với quy mô ngày càng lớn. Quá trình này mang tính quy luật.

Phát triển kinh tế cũng tác động tới quá trình phân bố lại lao động, dân cư trên địa bàn dẫn tới một bộ phận khá lớn lao động trẻ ở khu vực nông thôn sẽ ra làm việc ở các thị xã, thị trấn và các khu công nghiệp, làm cho quy mô dân số đô thị tăng lên. Đó là điều mong muốn trong quá trình phát triển.

Các thông tin và dự báo nêu trên được dùng làm căn cứ để xác định việc mở mang hoặc nâng cấp các đô thị trên địa bàn, đồng thời cũng để xác định các nhu cầu khối lượng và bước đi cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển và đổi mới.

Luận chứng về phát triển khu dân cư nông thôn Trong quy hoạch phát triển, một nội dung cơ bản, có ý nghĩa tác động thúc đẩy làm thay đổi bộ mặt nông thôn là quy hoạch các điểm dân cư nông thôn cùng kết cấu hạ tầng tương xứng. Điểm dân cư nông thôn sẽ phát triển theo xu hướng tập trung, đô thị hoá, tạo ra môi trường sống hấp dẫn ngay ở địa bàn nông thôn và phát triển nông thôn với các quy mô thích hợp. Đối với các vùng núi cao phải ổn định dân cư theo chương trình định canh định cư. Ở các vùng

- Luận chứng về việc phát triển kết cấu hạ tầng như xây dựng, nâng cấp mạng lưới giao thông vận tải, phát triển mạng lưới thủy lợi và cung cấp nước, tăng cường hệ thống điện, mạng lưới thông tin, bưu điện, phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường...

c) Luận chứng về các vân đề phát triển ra hội

- Vấn đề lao động, việc làm, nâng cao mức sống và giải quyết tốt các vấn đề xã hội:

+ Dự tính khả năng cung cấp lao động, nhu cầu sử dụng lao động của các lĩnh vực, khả năng tạo thêm công ăn việc làm giải quyết lao động dư thừa.

+ Dự tính khả năng đào tạo đội ngũ lao động, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động

trong tương lai.

+ Thực hiện các chương trình phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đẩy

mạnh phát triển kinh tế là cơ sở để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống dân cư, phát triển hộ giàu, giảm các hộ nghèo, nâng cao tỷ lệ hộ dân cư dùng điện, dùng nước sạch, sử dụng công trình vệ sinh hợp lý, thanh toán dần các tệ nạn xã hội...

- Phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí.

Mục tiêu của sự nghiệp giáo dục đào tạo là nâng cao dân trí, tạo nền tảng học vấn và trình độ nghề nghiệp cần thiết cho cả cộng đồng. Chăm lo đến thế hệ trẻ ở các lứa tuổi học đường. Nâng cao tỷ lệ học sinh đến trường, đặc biệt là ở bậc phổ thông trung học và bậc đại học.

Những giải pháp cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo bao gồm :

+ Đầu tư trang bị đủ trường lớp cho các khu vực tập trung và phân tán. + Có đủ đội ngũ giáo viên tận tình, có trình độ.

+ Tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, hấp dẫn nhiều học sinh tới trường. + Phát triển nhiều loại hình đào' tạo, mở rộng hình thức dạy nghề.

- Phát triển hệ thống y tế cộng đồng.

Mục tiêu của công tác y tế là chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng, góp phần làm tăng tuổi thọ bình quân, thanh toán các dịch bệnh, góp phần tích cực trong việc thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình.

- Mở rộng quy mô hoạt động văn hoá thông tin, đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, nâng cao năng lực thẩm mỹ, lành mạnh hoá môi trường.

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)