Phương pháp xác định ranh giới đói nghèo

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 36 - 38)

3. VẤN ĐỀ ĐÓI NGHÈO VÀ KÉM PHÁT TRIỂN 1 Khái niệm về sựđói nghèo

3.2.Phương pháp xác định ranh giới đói nghèo

Ở tất cả các khu vực trong mỗi quốc gia đều có những người giàu và người nghèo. Tuy nhiên sự giàu nghèo ở mỗi khu vực có mức độ khác nhau. Người giàu ở nông thôn thường thì không bằng người giàu ở thành phố, người nghèo ở nông thôn thường nghèo hơn người nghèo ở thành thị. Thông thường khoảng cách giữa người

giàu và người nghèo ở thành thị rõ hơn ở nông thôn.

Phương pháp thông dụng để đánh giá mức độ đói nghèo là xác định mức thu nhập có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của con người, sau đó cần xác định xem ở trong nước hoặc trong vùng có bao nhiêu người có mức thu nhập dưới mức đó. Vấn đề này được mô tả như một đường ranh giới phân định sự đói nghèo. Hầu hết các nước đều đã lượng hoá được mức thu nhập biểu thị đường ranh giới đói nghèo cho mình. Tuy nhiên phương pháp lượng hoá nhu cầu tối thiểu ở mỗi nước để biểu hiện đường ranh giới đói nghèo cũng khác nhau.

Trên cơ sở những khái niệm nói trên, Ngân hàng thế giới đã dùng mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người (GDP trên đầu người) để làm thước đo ranh giới đói nghèo. Nếu ranh giới nghèo khổ GDP/người/năm bằng 370USD thì các nước đang phát triển hiện nay có khoảng 1115 triệu người nghèo, chiếm gần 1/3 dân số các nước này.

Ở Inđonêxia quy định cụ thể theo gạo. Người có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 285kg/năm được coi là nghèo khổ và họ đã phấn đấu giảm tỷ lệ này từ 24% năm 1970 xuống còn 17% năm 1990.

Ở Trung Quốc quy định những hộ có mức thu nhập dưới 200 nhân dân tệ/người/năm thì coi là nghèo, thu nhập dưới 150 nhân dân tệlngười/năm được coi là nghèo khổ tuyệt đối

Ở nước ta theo cách đánh giá của Ngân hàng thế giới năm 1994 .thì mức GDP bình quân đầu người trong cả nước mới đạt 220USD trong một năm. Theo Niên giám thống kê năm 1995 của Tổng cục Thống kê thì bình quân thu nhập tính theo đầu người trong cả nước chỉ đạt 2.720,8 nghìn đồng tương đương 240USD. Với mức bình quân thu nhập như vậy, nước ta được coi là nước rất nghèo so với thế giới.

Theo quan niệm chung của thế giới, chênh lệch giữa mức sống trung bình và mức nghèo khoảng 3 lần, thì mức chênh lệch đó ở nước ta là trên 3 lần. Mức sống trung bình của Việt Nam được quy ra gạo khoảng 45 – 50kg/người/tháng, ranh giới nghèo được xác định là khoảng 15kg/người/tháng. Những người có mức thu nhập thấp như vậy chiếm tỷ lệ khoảng 25 - 30% (năm 1992). Ở những vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị thiên tai thì tỷ lệ đó còn lớn hơn nhiều. Nhưng năm vừa qua Chương trình "xóa đói giảm nghèo" đã hoạt động rất tích cực và có hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo từ 30% năm 1992 xuống còn 15,7% năm 1998.

Tuy nhiên đường ranh giới đói nghèo không thể tồn tại như nhau trong một giai đoạn dài vì có thể xảy ra trường hợp khi giá cả tăng vọt dẫn đến tình trạng lạm phát, lúc đó mức thu nhập tối thiểu biểu thị đường ranh giới đói nghèo cũng phải tăng lên theo và ngược lại.

Ranh giới đói nghèo không giống nhau ở các vùng, các miền, nó không tồn tại như nhau ở giai đoạn dài mà nó thay đổi theo vùng, theo miền, theo sự phát triển của mỗi quốc gia. Nó phụ thuộc vào tình trạng kinh tế của một nước, vào sự lạm phát. Do

đó dẫn đến khi nghiên cứu phát triển phải xác định đường ranh giới đói nghèo cho từng vùng, từng khu vực riêng biệt và tồn được nguyên nhân cụ thẻ dẫn tới đói nghèo. Trên cơ sở đó để có biện pháp đúng đắn giúp họ thoát khỏi đói nghèo.

Phương pháp đánh giá này cũng có những ưu điểm vì nó đề cập đến tình trạng đói nghèo trên khắp đất nước với những nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm nhất định vì khi xác định mức thu nhập của đường ranh giới đói nghèo chúng ta đã đồng nhất nhưng nhu cầu thiết yếu trong cả nước, điều này không đúng với thực tế. Thực chất là các nhu cầu thiết yếu và các chi phí có thể rất khác nhau giữa các vùng trong một nước và lại càng khác nhau giữa thành thị và nông thôn. Tốt hơn hết là nên xác định đường ranh giới đói nghèo riêng cho từng vùng và từng khu vực thành thị, nông thôn khác nhau.

Khi xem xét sự đói nghèo ở một vùng riêng biệt người ta phải tìm được những nguyên nhân dẫn đến sự đói nghèo đó. Việc xác định mức thu nhập phân định sự đói nghèo như một' đường ranh giới có tầm quan trọng nhất định trong phương hướng phát triển. Mặc dù sự phát triển có tác động đến nhiều mặt của cuộc sống con người như

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 36 - 38)