Chức năng và quyền hạn của các cơ quan tham gia thực hiện quy hoạch phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 83 - 84)

3. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TÁC CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

3.3. Chức năng và quyền hạn của các cơ quan tham gia thực hiện quy hoạch phát triển nông thôn

sản xuất chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp các ngành kinh tế.

- Đề án quy hoạch phát triển nông thôn phải giải quyết đúng đắn việc xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, tăng cường trang bị kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao hiệu suất lao động, đời sống văn hoá tinh thần và nghỉ ngơi của nhân dân.

- Đề án quy hoạch phát triển nông thôn phải tạo nên sự phân bố dân cư hợp lý. - Quy hoạch phát triển tổng hợp vùng nông thôn là quy hoạch dài hạn có tính khống chế vĩ mô. Vì vậy tính tổng hợp thể hiện rất mạnh trong đó đề cập tới nhiều ngành và phạm vi lãnh thổ khá rộng, ngoài ra tính chính sách rất cao. Phương án quy hoạch được xây dựng đòi hỏi số lượng lớn các tư liệu và thông tin, quá trình thu thập, xử lý rất phức tạp

- Để quy hoạch vừa phù hợp với tình hình thực tế, vừa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế sau này, vừa có tính khả thi, khi lập quy hoạch cần đảm bảo tính tổng hợp, so sánh và thống nhất với định hướng chủ đạo của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, có sự tham gia đóng góp ý kiến của các ngành, các cán bộ chuyên môn kỹ thuật và người dân, sử dụng kết hợp giữa phương pháp truyền thống với kỹ thuật hiện đại (như ảnh hàng không, ảnh viễn thám . . . ) kết hợp phương pháp định tính với định lượng, áp dụng cơ chế phản hồi trong quy hoạch nhằm tăng tính khoa học, tính thực tiễn và tính quần chúng của quy hoạch.

3.3. Chức năng và quyền hạn của các cơ quan tham gia thực hiện quy hoạch phát triển nông thôn phát triển nông thôn

Các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch và tài chính có trách nhiệm lập kế hoạch và đề ra các dự án đầu tư và biện pháp phát triển tổng thể dài hạn và cho từng thời kỳ.

Các cơ quan chính quyền cấp tỉnh và các cơ quan chức năng trong tỉnh đề xuất những chương trình và dự án quy hoạch tổng thể của tỉnh, định hướng phát triển quốc gia những giải pháp phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh hoặc vùng lân cận.

Các cơ quan cấp huyện và xã có nhiệm vụ triển khai một cách cụ thể và chi tiết những chương trình và dự án quy hoạch của tỉnh trên địa bàn hành chính của mình, gắn chặt với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện được xây dựng dựa trên khung các chỉ tiêu định hướng của tỉnh.

Các cơ quan có chức năng về quy hoạch xây dựng những đề án chuyên ngành tại những điểm và khu vực cụ thể để tạo điều kiện cho quyết định đầu tư được thực hiện.

Chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng về quy hoạch và đầu tư phải bàn thảo kỹ lưỡng các chương trình và dự án đã được đề xuất sau đó dựa vào các nguyên

lý của quy hoạch để điều tiết và phê duyệt sao cho có sự thống nhất hài hoà chung.

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)