5. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
5.1. Giai đoạn 1: Điều tra đánh giá, phân tích tình hình cơ bản và dự báo
Yêu cầu của việc đánh giá thực trạng nông thôn là phải khách quan, chính xác, toàn điện trên các mặt tự nhiên, kinh tế và xã hội. Tuỳ theo phạm vi quy hoạch phát triển nông thôn mà việc đánh giá thực trạng có thể trên phạm vi chung cho nông thôn cả nước hoặc của từng vùng địa phương, huyện, xã, doanh nghiệp.
Giai đoạn này gồm ba bước (bước 1 , bước 2 và bước 3): * Bước l: Điều tra thu thập các số liệu, hội tụ các thông tin:
Đánh giá về mặt tự nhiên phải làm rõ thực trạng đất đai, khoáng sản, khí hậu, thuỷ lợi, động vật sinh thái... Từ đó có thể thấy được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với cây trồng, vật nuôi, ngành nghề thích hợp.
Về tự nhiên: + Khí hậu + Địa hình + Đất đai + Động, thực vật + Nguồn nước
Đánh giá về mặt kinh tế phải làm rõ được thực trạng các nguồn lực về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật về sức lao động của các ngành sản xuất và dịch vụ, từ đó có thể thấy được trình độ và hiệu quả phát triển kinh tế cao, vừa hay thấp, cho phép nên phát triển ngành nghề gì với trình độ như thế nào là hiệu quả nhất.
- Về xã hội:
+ Tổ chức hành chính + Dân số, lao động
+ Các tổ chức xã hội Đánh giá về mặt xã hội phải làm rõ được tình hình dân số
lao động và thu nhập của nhân dân, phong tục tập quán của dân cư, dân tộc, tôn giáo, giáo dục và y tế, trật tự an ninh, các tệ nạn xã hội... Từ đó có thể thấy được trình độ phát triển xã hội và những phương hướng cần chú ý để giải quyết vấn đề xã hội trong nông thôn.
Về môi trường :
Đánh giá về mặt môi trường phải làm rõ mức độ ô nhiễm môi trường, không khí, nước, thực phẩm, tình hình úng, lũ, hạn, mức độ xói mòn, độ phì và diện tích đất đai, mức độ suy thoái, độ che phủ của rừng, từ đó có phương hướng giải pháp bảo vệ môi trường nông thôn.
* Bước 2 : Thảo luận, đánh giá
Mô tả đặc điểm chung của vùng, của tiểu vùng sinh thái. Thảo luận trên các mặt:
+ Hoạt động kinh tế theo ba nhóm ngành: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ với
các tiêu chí: giá trị gia tăng, việc làm và đầu tư phát triển..
+ Cơ sở vật chất: giao thông, điện, nước, khí đất...
+ Xã hội và con người: trật tự của hệ thống tổ chức, quản lý hành chính, phục vụ
xã hội với các tiêu chí: giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, hệ thống văn hoá xã hội... * Bước 3: Xây dựng mô hình phát triển
Phương hướng và chỉ tiêu của phương án quy hoạch phát triển nông thôn:
xây dựng quy hoạch phát triển nông thôn phải theo hướng phát triển nông thôn một cách toàn diện, xây dựng nông thôn giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh. Điều đó được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu chủ yếu sau:
+ Về mặt kinh tế, bao gồm các chỉ tiêu biểu hiện trình độ phát triển kinh tế, như
trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật (thuỷ lợi, điện, cơ khí, phân bón, giống mới...) tính cho mỗi đơn vị diện tích và bình quân 1 lao động. Trình độ văn hoá và chuyên môn (đại học, cao đẳng, trung cấp, công nhân lành nghề theo số dân). Chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế như chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế ở nông thôn, giá trị sản phẩm và sản phẩm hàng hoá xuất khẩu, giá trị thu nhập bình quân đầu người, lao động bình quân trên 1 đơn vị diện tích đất đai...
+ Về mặt xã hội, bao gồm các chỉ tiêu như thu nhập và đời s )nợ của nhân dân, tỷ
lệ người tốt nghiệp phổ thông, cao đẳng, trung cấp, đại học, trên đại học, tỷ lệ người được xoá nạn mù chữ, tuổi thọ bình quân của nhân dân, tỷ lệ tăng dân số...
+ Về mặt môi trường, bao gồm các chỉ tiêu như độ phì của đất đai, tỷ lệ đất đai
được che phủ rừng, tỷ lệ nhân dân dùng nước sạch, tỷ lệ bị ô nhiễm về không khí, về nguồn nước, diện tích úng, hạn...
Dựa vào phương hướng mục tiêu trên, phương án quy hoạch phát triển nông thôn đề ra một hệ thống các giải pháp đồng bộ để thực hiện mục tiêu vô phương hướng. + Định hướng và mục tiêu phát triển trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quản lý hành chính.
+ Xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế: Giá trị gia tăng theo các ngành. Phân bố lao động theo các ngành
+ Xác định phương hướng sử dụng nguồn lực gắn liền với hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.