2.2 Thực trạng vùng nông thôn Việt Nam từ sau đổi mớ

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 30 - 33)

Trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, nông thôn Việt Nam đã có những tiến bộ rõ rệt. Đời sống của nhân dân được cải thiện hơn, số hộ nghèo giảm dần, số hộ giầu và khá tăng lên. Dân cư nông thôn biết chữ chiếm . khoảng trên 85% số dân, số nhà ở kiên cố chiếm 70%, số hộ có nguồn nước sạch chiếm khoảng 30%. Trong nông thôn đường giao thông, thuỷ lợi và điện được mở rộng. Trình độ đô thị hoá nông thôn được nâng lên.

Tuy nhiên nông thôn Việt Nam vẫn là nông thôn lạc hậu bởi những đặc điểm chủ yếu sau đây:

- Kinh tế nông thôn còn mang nặng tính chất thuần nông. Nếu xét về cơ cáu lao động, cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu sản phẩm và sản phẩm hàng hoá, cơ cấu xuất khẩu thì nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng tuyệt đối, còn công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng

rất nhỏ bé. Tính chất thuần nông đó đã làm cho sản xuất mang nặng tính chất tự cấp, tự túc, sản xuất hàng hoá thấp, năng suất đất đai, năng suất lao động, thu nhập và đời sống thấp. Tính chất thuần nông thể hiện chỉ sản xuất nông nghiệp làm cho vùng đó càng kém phát triển. Muốn phát triển phải có sản xuất hàng hoá.

Ví dụ: Sản xuất lúa gạo ít mang tính chất hàng hoá so với sản xuất chè vì gạo làm ra chủ yếu phục vụ cuộc sống, còn chè chủ yếu mang đi bán (mang tính chất hàng hoá cao).

Năng suất đất đai: một đơn vị đất cho bao nhiêu sản phẩm.

Năng suất lao động: một người một ngày làm được bao nhiêu sản phẩm.

Hệ số sử dụng đất ở vùng xuôi cao, còn hệ số sử dụng đất ở miền núi, vùng sâu, vùng xa thấp dẫn tới tổng sản lượng thấp.

- Cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống. Giao thông, đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn gây trở ngại cho việc tổ chức sản xuất và lưu thông hàng hoá. Mạng lưới thuỷ lợi tuy đã được mở rộng nhưng không đồng bộ nên hiệu quả sử dụng còn thấp. Việc cung ứng điện cho nông thôn tuy có nhiều tiến bộ nhưng còn ít, mới chủ yếu phục vụ đời sống và thuỷ lợi, chưa đáp ứng được nhu cầu điện cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Mạng lưới điện chưa có quy hoạch đồng bộ, thiếu an toàn, giá thành điện năng cao. Cơ sở chế biến và bảo quản nông sản phẩm còn thiếu và yếu về mọi mặt nên đã hạn chế đến quá trình chuyên môn hoá, tập trung hoá sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp. - Tình hình rừng bị tàn phá, đất đai bị xói mòn, diện tích đồi núi trọc tăng lên. Đó là một khó khăn lớn cho việc bảo vệ môi trường và phát triển nông thôn vững bền. Thiên tai, lũ, bão có nguy cơ ngày càng tăng.

- Tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn còn khá cao gây nên sức ép trên nhiều mặt như về ruộng đất, nhà ở và việc làm (113 dân số khu vực nông thôn không có việc làm trong thời gian nông nhàn), từ đó đã hay gây ra những tệ nạn xấu, gây ra áp lực lớn cho thành phố. Tình trạng di dân từ nông thôn ra thành phố để tìm kiếm cơ hội tốt hơn cho cuộc sống ngày càng tăng.

- Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nông thôn tuy có được cải thiện từ sau đổi mới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhìn chứng số hộ trung bình và nghèo chiếm đại đa số. Lương thực tuy có tạm đủ nhưng chất lượng bữa ăn còn thấp. Tình hình giáo dục ở nông thôn đã được mở rộng góp phần nâng cao trình độ dân trí nhưng số mù chữ còn chiếm khoảng 10-15%, nhiều học sinh trong độ tuổi đến trường nhưng thất học, tỷ lệ học sinh phổ thông trung học còn quá thấp, chất lượng giảng dạy còn nhiều hạn chế. Mạng lưới y tế ở nông thôn tuy có phát triển nhưng bệnh tật của nhân dân còn nhiều, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ suy dinh dưỡng, đặc biệt ở bà mẹ, trẻ em còn khá cao.

Tình hình an ninh, chính trị, xã hội nông thôn nói chung có ổn định hơn trước. Tuy nhiên tình hình dân chủ, công bằng xã hội, luật pháp, kỷ cương chưa đảm bảo, tệ

nạn xã hội chưa giảm, truyền thống tốt đẹp về đạo đức và lối sống chưa được phát huy đầy đủ.

- Bộ máy quản lý hành chính và trình độ quản lý cán bộ ở nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Từ đặc điểm khó khăn của việc phát triển nông thôn Việt Nam trên đây, một vấn đề đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta là dần dần xoá bỏ sự lạc hậu của nông thôn, xây dựng và phát triển nông thôn giàu đẹp, tiến bộ và văn minh.

1.2.3. Vị trí và vai trò của nông thôn Việt Nam

Việt Nam là nước nông nghiệp, vì vậy nông thôn có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng.

- Nông thôn sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho người dân mà không một ngành sản xuất nào thay thế được. Ngoài ra nông nghiệp còn sản xuất ra những nguyên liệu cho công nghiệp, gồm công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, thủ công nghiệp và cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện nay nông thôn sản xuất ra nông sản phẩm chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm xã hội, 46% thu nhập quốc dân, 52% giá trị xuất khẩu.

Trên địa bàn nông thôn có 70% lao động xã hội, đó là nguồn lao động quan trọng cung cấp cho các ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ. Trong chừng mực nào đó tăng dân số là nguồn tăng lao động trẻ có năng lực, trí tuệ. Nông thôn là nguồn cung cấp lao động là thị trường tiêu thụ rộng lớn có ý nghĩa thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

- Nông thôn Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau sinh sống bao gồm nhiều tầng lớp, nhiều thành phần. Mỗi sự biến động tích cực hay tiêu cực đều có sự tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính tả, an ninh quốc phòng của mỗi nước. Vì vậy chúng ta cần đảm bảo ổn định nông thôn.

- Nông thôn chiếm tuyệt đại đa số tài nguyên đất đai, động thực vật, rừng và biển, có ảnh hưởng to lớn đến bảo vệ môi trường sinh thái, đến việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước.

Nông thôn Việt Nam trải rộng trên 7 vùng sinh thái khác nhau : Vùng núi và trung du Bắc Bộ.

- Vùng Đồng bằng sông Hồng. - Vùng khu 4.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. - Vùng Tây Nguyên.

Với 6,9 triệu ha đất nông nghiệp, 20 triệu ha đất lâm nghiệp, hiện nay nông thôn Việt Nam có 85% dân số biết chữ, 70% có nhà kiên cố, 30% có nguồn nước sạch, 20% đã được đô thị hoá nông thôn.

2. NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN VÀ NHŨNG VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN CỦA HỌ2.1. Tác động của sự khác biệt giữa cuộc sống đô thị và nông thôn đến người

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 30 - 33)