Biện pháp 6: Tăng cờng công tác thanh tra chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT (Trang 82 - 87)

- Loại giỏi (%) Loại khá (%)

8 Sử dụng kếtquả kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cờng công tác thanh tra chuyên môn

3.2.6.1.Mục tiêu của biện pháp

- Qua thanh tra chuyên môn, Hiệu trởng nắm đợc việc thực hiện chơng trình, kế hoạch, tiến độ giảng dạy của giáo viên, đánh giá đợc tinh thần, thái độ làm việc, chất lợng công tác chuyên môn để kịp thời chấn chỉnh

những thiếu sót của giáo viên trong việc thực hiện các qui chế chuyên môn. - Kiểm tra có tác động nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên, là cơ sở để khen thởng và động viên kịp thời giáo viên có thành tích cao trong công tác.

- Tăng cờng kiểm tra để hoạt động dạy học đi vào nền nếp kỷ cơng.

- Đảm bảo thông tin thờng xuyên trong nhà trờng để có thể nhận diện chính xác thực trạng HĐDH trong nhà trờng nhằm phát hiện các sai sót và có những điều chỉnh kịp thời theo đúng mục tiêu mà nhà trờng đã đề ra.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Hàng năm hiệu trởng xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra một cách cụ thể nh: số lợng giáo viên đợc kiểm tra, thanh tra; nội dung, hình thức kiểm tra; thời gian kiểm tra, thanh tra...

Hình thức tổ chức: Thành lập ban kiểm tra, thanh tra gồm: Hiệu trởng làm trởng ban; các ủy viên bao gồm: Phó hiệu trởng, ban thanh tra nhân dân, tổ trởng, nhóm trởng chuyên môn, giáo viên cốt cán. Trong đó qui định rõ trách nhiệm và quyền hạn của ngời kiểm tra và ngời đợc kiểm tra. Phân công ban kiểm tra thành từng nhóm nhỏ phù hợp đặc trng bộ môn để kết quả đánh giá chính xác, khách quan.

Công bố kế hoạch kiểm tra để tất cả các thành viên trong Hội đồng s phạm theo dõi và thực hiện.

Ngoài kiểm tra định kỳ, còn tiến hành kiểm tra đột xuất theo yêu cầu, tình hình cụ thể.

Nội dung kiểm tra, thanh tra bao gồm:

- Kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn: dự từ 2 đến 3 tiết dạy của giáo viên, đánh giá xếp loại theo 10 tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc dự giờ, thăm lớp của cán bộ QL luôn là hoạt động kiểm tra tích cực, nó kích thích giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, làm cho giờ dạy đạt hiệu quả cao, giúp cho cán bộ QL có thông tin chính xác về tình hình dạy và học của giáo viên, học sinh.

- Tập trung vào kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn: Kiểm tra việc thực hiện chơng trình và kế hoạch giảng dạy, chấm và trả bài, cập nhật điểm theo qui định, việc soạn giáo án và chuẩn bị bài lên lớp, việc sử dụng đồ dùng dạy học, ghi sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, kiểm tra hồ sơ chuyên môn.

- Kiểm tra việc thực hiện nền nếp chuyên môn theo qui định: nền nếp ra vào lớp, tham gia hội họp và sinh hoạt tổ chuyên môn, bồi dỡng học sinh giỏi, dự giờ đồng nghiệp, đăng ký thao giảng, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm...

- Kiểm tra kết quả học tập của học sinh: Đây là khâu gắn liền với quá trình dạy học. Qua kiểm tra kết quả học tập của học sinh sẽ bổ sung đầy đủ, chính xác những thông tin về kết quả dạy học. Có thể nói, kết quả học tập của học sinh có phần nào đó phản ánh kết quả giảng dạy của giáo viên.

- Tổ chức đánh giá giáo viên thông qua đồng nghiệp: Ngời Hiệu trởng cần khéo léo sử dụng nhiều cách tiếp cận để lấy đợc ý kiến đánh giá từ đồng nghiệp một cách khách quan, thẳng thắn, chân thành và mang ý nghĩa xây dựng cao.

- Lấy ý kiến đánh giá từ phía học sinh: Để đánh giá giáo viên, Hiệu trởng cũng cần phải nắm bắt từ nhiều nguồn thông tin, mà trong đó có nguồn thông tin từ phía học sinh. Để thăm dò đợc ý kiến của học sinh một cách khách quan, cần thiết kế phiếu lấy ý kiến thăm dò cho học sinh có thể trả lời một cách vô t, không thành kiến, có thể tự do thể hiện sự đánh giá của mình một cách công bằng khách quan.

- Ngoài ra để đánh giá giờ dạy của giáo viên còn có thể thông qua các thông tin khác nh : vở ghi của học sinh, sổ ghi đầu bài, sự tập trung chú ý trong giờ học của học sinh...

Kết quả kiểm tra, thanh tra giáo viên phải đợc lu lại trong sổ sách nhà tr- ờng để làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại công chức, bình xét thi đua khen thởng. Từ kết quả kiểm tra, Hiệu trởng rút kinh nghiệm để có phơng hớng chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra các năm tiếp theo

đợc tốt hơn.

- Cán bộ làm công tác kiểm tra đánh giá phải là những ngời có chuyên môn vững vàng, có phẩm chất và nhân cách tốt, nhiệt tình, có uy tín, có sức thuyết phục, luôn thể hiện sự khách quan, công bằng trong kiểm tra, đánh giá.

- Ban giám hiệu phải xây dựng đợc tiêu chuẩn đánh giá, thi đua rõ ràng và có đội ngũ giáo viên cốt cán của từng bộ môn. Hiệu trởng cần tạo điều kiện về vật chất để động viên kịp thời những giáo viên thực hiện tốt qui chế, nền nếp chuyên môn và đạt kết quả tốt trong dạy học.

- Đội ngũ giáo viên cần phải có t tởng, thái độ rõ ràng đối với sự nghiệp giáo dục của đất nớc trong thời kỳ đổi mới, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

3.2.7. Biện pháp 7: Tăng cờng đầu t cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học thông qua xã hội hóa giáo dục dạy học thông qua xã hội hóa giáo dục

3.2.7.1.Mục tiêu của biện pháp

- Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, đáp ứng đợc yêu cầu đổi mới nội dung chơng trình và phơng pháp dạy học.

- Tạo điều kiện cho giáo viên khai thác và sử dụng phơng tiện kỹ thuật hỗ trợ cho HĐDH. Đồng thời giúp giáo viên thuận lợi trong việc thực hiện các yêu cầu của giảng dạy ( soạn bài, giảng bài, chấm bài....đánh giá kết quả học tập của học sinh)

- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong sử dụng các thiết bị dạy học và bảo quản cơ sở vật chất của của nhà trờng cho giáo viên và học sinh.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Tham mu với các cấp để khi xây dựng trờng lớp phải đảm bảo đúng qui cách, phù hợp với trờng THPT, đảm bảo vệ sinh học đờng, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có đủ bàn ghế theo qui định về kích thớc cho học sinh THPT.

- Xây dựng kế hoạch từng năm học và lâu dài về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học.

- Cân đối về tài chính để thờng xuyên bổ sung mua sắm các tài liệu tham khảo cho th viện, các thiết bị cần thiết phục vụ dạy học, đồng thời tu bổ, sửa chữa các thiết bị còn có thể sử dụng đợc cho HĐDH.

- Huy động cộng đồng tham gia xây dựng th viện bằng nhiều hình thức, khuyến khích giáo viên và học sinh tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ ngân sách đợc cấp, đồng thời tích cực huy động các nguồn kinh phí khác, tăng cờng xây dựng các mối quan hệ của nhà trờng và tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm huy động tối đa các nguồn lực của cộng đồng, tranh thủ sự đóng góp ủng hộ của tập thể, cá nhân và các doanh nghiệp cho nhà trờng trong việc xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học.

- Tăng cờng trang thiết bị công nghệ thông tin và khai thác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

- Xây dựng nội qui sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học. Tăng cờng QL và chỉ đạo các bộ phận liên quan hoạt động có hiệu quả và khai thác tối đa các cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học.

- Tổ chức mời các chuyên gia tập huấn, hớng dẫn sử dụng các phơng tiện, trang thiết bị cho đội ngũ giáo viên, nhân viên. Bố trí đủ các cán bộ có chuyên môn làm công tác phụ tá thí nghiệm, thực hành.

- Chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn xây dựng danh mục các bài có sử dụng thiết bị dạy học để đa vào kế hoạch của giáo viên, đảm bảo thực hiện nghiêm túc việc sử dụng các trang thiết bị dạy học.

- Thực hiện tốt chế độ kiểm tra, kiểm kê, kiểm định, bảo dỡng định kỳ khi có biến động về tổ chức và điều kiện khách quan.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Ngời Hiệu trởng phải có tầm nhìn chiến lợc lâu dài và phải biết đánh giá, u tiên cho những công việc cụ thể.

- Phải có nhân viên phụ trách thiết bị, thí nghiệm, th viện có trình độ chuyên môn theo đúng ngành mình phụ trách.

- Mọi thành viên trong nhà trờng, đặc biệt là các giáo viên bộ môn Vật lí, Hóa học ... phải có trách nhiệm cùng các bộ phận liên quan trong việc bảo quản, sử dụng và đề xuất mua sắm các thiết bị và đồ dùng dạy học.

- Phải có đủ các phòng học bộ môn, phòng thực hành, phòng học tin học và phòng đựng các thiết bị thí nghiệm. Phải biết khai thác, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và trang thiết bị một cách có hiệu quả.

- Đa việc sử dụng thiết bị phục vụ dạy học là một tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy và xếp loại thi đua.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w