Một số điều cần quan tâm về đổi mới giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT (Trang 27 - 30)

a. Quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp

1.3.4.1. Một số điều cần quan tâm về đổi mới giáo dục phổ thông

Từ năm học 2006-2007, bậc trung học phổ thông đang đổi mới toàn diện từ mục tiêu đến nội dung, phơng pháp, tổ chức giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 12/9/2000 của Quốc hội về “ Đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông” nhằm làm cho giáo dục phục vụ đắc lực công cuộc phát triển kinh tế- xã hội đáp ứng đợc yêu cầu phát triển của bản thân học sinh.

Đứng trớc thực trạng đó, việc đổi mới công tác QL trờng trung học trong đó có trờng THPT là đòi hỏi tất yếu, khách quan. Sự đổi mới công tác QL đợc hiểu là sự đổi mới toàn diện: Từ nhận thức đến hành động của ngời Hiệu trởng. Có thể xem đây là điều kiện tiên quyết của việc đổi mới toàn bộ hoạt động giáo dục trong trờng THPT.

Mục tiêu của việc đổi mới chơng trình lần này đợc nghị quyết số 40 của Quốc hội chỉ ra là: “ Xây dựng nội dung chơng trình, phơng pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lợng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nớc phát triển trong khu vực và thế giới”. Trên một nền giáo dục phổ thông cơ bản, toàn diện, chơng trình THPT mới nhấn mạnh tập trung vào việc củng cố và phát triển tiếp tục bốn năng lực chủ yếu của học sinh đã đợc hình thành ở THPT đáp ứng yêu cầu giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với xu thế giáo dục thời đại, đó là:Năng lực hành động; Năng lực sáng tạo; Năng lực hợp tác; Năng lực tự khẳng định bản thân.

Chơng trình học đã quan tâm đến việc đáp ứng sự phân hóa về năng lực, sở trờng, nguyện vọng học tập của học sinh, đã kết hợp với các chủ đề tự chọn. Điều này nhằm tạo ra nhiều cơ hội học tập mới cho học sinh, tăng sự hấp dẫn của học tập, đồng thời nảy sinh những vấn đề mới đa dạng hơn, khó khăn phức tạp trong việc quản lý, tổ chức thực hiện chơng trình.

1.3.4.1. Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Từ năm học 2006-2007, cấp THPT bớc vào công cuộc đổi mới chơng trình và nội dung sách giáo khoa. Có thể nói, đây là một nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải có sự đồng tâm nhất trí của các lực lợng tham gia.

Để thực hiện tốt đợc điều này đòi hỏi trong HĐDH đối với giáo viên cần chú ý đến một số vấn đề sau:

- Giáo viên phải biết cách làm việc với chơng trình mới của môn học ở cấp THPT cũng nh trong một khối lớp cụ thể.

- Giáo viên phải nắm đợc cấu trúc, nhận biết đợc những điểm mới, những vấn đề khó trong sách giáo khoa về kiến thức mới.

- Giáo viên cần phải đổi mới phơng pháp dạy học theo hớng phát huy đợc tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của môn học, đối tợng học sinh; bồi dỡng cho học sinh phơng pháp tự học, khả năng hợp tác và tự tin; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh. Đổi mới phơng pháp dạy học phải gắn liền với việc sử dụng phơng tiện dạy học.

- Giáo viên cần biết xây dựng kế hoạch các bài dạy học trên quan điểm đổi mới, các hoạt động của cả thầy và trò phải rõ ràng trong quá trình dạy học, áp dụng kỹ thuật đa phơng tiện trong soạn giáo án. Giáo viên cần xác định rõ mục đích yêu cầu của môn học, xác định rõ mục tiêu của từng bài học, xác định rõ nội dung tài liệu. Chuẩn bị các phơng tiện trực quan để dùng đúng lúc, hiệu

quả nhất. Chuẩn bị tốt phần hớng dẫn học sinh cách học để học sinh tự học, tự làm bài tập ở nhà.

- Đổi mới cách đánh giá nhằm đánh giá toàn diện cả quá trình học tập và rèn luyện của học sinh; tăng cờng phơng pháp đánh giá kết hợp giữa định lợng và định tính; đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng trong đánh giá.

Trong công tác QL đổi mới chơng trình THPT, ngời Hiệu trởng cần thể hiện rõ vai trò QL mục tiêu, nội dung, chơng trình, phơng pháp dạy học, thiết bị giáo dục và đánh giá dạy học một cách đồng bộ và toàn diện. Theo đó trọng tâm hàng đầu của việc đổi mới chơng trình THPT là đổi mới phơng pháp dạy học trong nhà trờng theo các định hớng:

- Chuyển từ dạy học truyền thụ một chiều, học tập thụ động, chủ yếu là ghi nhớ kiến thức để đối phó với thi cử sang tổ chức cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng các hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo, chú trọng hình thành năng lực tự học.

- Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học: Đa dạng hóa các hoạt động học của học sinh, làm cho học sinh thật sự hứng thú trong học tập, học sinh đợc nghĩ nhiều hơn, hành động nhiều hơn, hợp tác với nhau trong học tập nhiều hơn, đợc bày tỏ ý kiến của mình nhiều hơn.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, ngời Hiệu trởng cần chú ý những công tác sau:

- Phải nắm vững một cách sâu sắc về sự cần thiết của việc đổi mới nội dung chơng trình giáo dục phổ thông.

- Quan tâm đến công tác bồi dỡng chuyên môn, làm cho giáo viên hiểu đợc các văn bản hớng dẫn về thực hiện đổi mới chơng trình nội dung giáo dục phổ thông.

- Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trờng để làm tốt công tác tuyên truyền, thuyết phục giúp giáo viên và phụ huynh học sinh hiểu rõ sự cần thiết của công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông.

- Tổ chức hoạt động nghiên cứu, học tập, ứng dụng những lý luận, học hỏi về phơng pháp dạy học mới thông qua học tập chuyên đề, tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức nghiên cứu sách báo tạp chí.

- Qui định và QL nề nếp và chất lợng các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn, chú trọng đổi mới hoạt động sinh hoạt nhóm chuyên môn: trao đổi cách soạn bài, thiết kế bài soạn, tìm hiểu các vấn đề khó trong sách giáo khoa, tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm các tiết học theo hớng tích cực hóa và tăng cờng mối quan hệ tơng tác các hoạt động của học sinh và giáo viên.

- Tổ chức tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm với các trờng trong và ngoài tỉnh.

- Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, phản ánh thực chất kết quả học tập của học sinh

- QL tốt các nguồn lực vật chất của nhà trờng, tập trung vào các nguồn lực vào các phơng tiện, trang thiết bị phục vụ dạy học, để thực hiện tốt, có hiệu quả mục tiêu đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông.

Tóm lại, để QL HĐDH trong nhà trờng hiện nay ngời Hiệu trởng cần tập trung vào: nâng cao nhận thức về bản chất của HĐDH, đổi mới QL HĐDH, thực hiện những tác động cụ thể để QL HĐDH. Ngời Hiệu trởng phải “ Thay đổi sự quản lý” để “ Quản lý sự thay đổi”.

1.4. Các yếu tố ảnh hởng đến quản lý hoạt động dạy học của hiệu trởng tr-ờng THPT theo yêu cầu đổi mới giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w