Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn hóa lớp 10, 11 trường Trung học phổ thông tỉnh Đắc lắc (Dăk lăk) (Trang 27 - 30)

Sau khi thu về 30 phiếu điều tra ở 12 trường THPT kết hợp với phỏng vấn trực tiếp một số tổ trưởng bộ môn hóa học ở các trường tác giả rút ra kết luận sau:

1. Khi dạy bài mới các thầy cô giáo dạy hóa học ở trường phổ thông thường ít sử dụng thí nghiệm kể cả thí nghiệm biểu diễn (thầy cô làm thí nghiệm).

o Khoảng 20 phiếu thầy cô cho biết nguyên nhân chính không tiến hành thí nghiệm:

- Giáo viên ngại tiếp xúc với hóa chất, đặc biệt là các thí nghiệm có các khí độc như: Cl2, H2S, NO, NO2,… gây ô nhiễm môi trường, có hại cho sức khỏe do chưa có dụng cụ, thiết bị hút khí độc. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến giáo viên ít làm thí nghiệm do đó các thí nghiệm liên quan đến các khí độc giáo viên thường không biểu diễn.

- Các dụng cụđược phát lâu ngày bị vỡ, hỏng nhiều nên khi làm thí nghiệm thiếu nhiều dụng cụ.

- Hóa chất ở trường phổ thông do Sở Giáo dục cung cấp về chậm hơn so với tiến độ năm học. Nhiều hóa chất bị hỏng, lẫn nhiều tạp chất, thiếu chủng loại mà chưa được bổ sung nên nhiều khi làm thí nghiệm không đạt yêu cầu, ví dụ thí nghiệm Cu + H2SO4 dung dịch thu được không có màu xanh của Cu2+.

- Ngại làm thí nghiệm vì phải chuẩn bị lâu, mất nhiều thời gian do chưa có nhân viên phụ trách PTN.

- Một số giáo viên chưa có kĩ năng thực hiện thí nghiệm tốt nên ngại làm. - Không có quy định rõ ràng về việc phải sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy và chưa có chếđộđãi ngộ hợp lí đối với giáo viên.

- Một số thí nghiệm khó thực hiện, hiện tượng không rõ ràng, không hấp dẫn. Rất ít tài liệu hướng dẫn thí nghiệm.

o Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như:

- Nội dung bài học quá dài không có thời gian làm thí nghiệm.

- Chưa có PTN bộ môn, hệ thống điện nước trong phòng bộ môn chưa đảm bảo.

- Giáo viên giảng dạy nhiều lớp nên bất tiện khi di chuyển dụng cụ thí nghiệm từ lớp này qua lớp khác.

- Trong các kì thi, kiểm tra chưa chú trọng kiến thức, nội dung mang tính thực nghiệm.

2. Về thí nghiệm thực hành của học sinh tác giả đã phỏng vấn trực tiếp tổ trưởng bộ môn hóa ở các trường THPT: Bán Công Buôn Ma Thuột, Chu văn An, Trần phú, … thu được một số ý kiến sau:

Thầy Trương Quang Đức ở trường THPT Chu Văn An cho biết: “Rất ít cho HS thực hành. Nguyên nhân: trường chưa có nhân viên phụ trách PTN, việc chuẩn bị dụng cụ, hóa chất cho HS thực hành tốn nhiều thời gian, di chuyển HS từ lớp học xuống PTN tốn nhiều thời gian, nhiều thí nghiệm còn độc hại”.

Thầy Nguyễn văn Dũng ở trường THPT Trần Phú cho biết: “Không cho HS thực hành. Nguyên nhân: trường chưa có PTN để HS thực hành; dụng cụ, hóa chất còn thiếu nhiều, việc chuẩn bị để HS thực hành tốn rất nhiều thời gian, chưa có nhân viên phụ trách thí nghiệm”.

Cô Nguyễn Thị Phượng ở trường THPT Bán Công Buôn Ma Thuột cho biết: “Chỉ cho HS thực hành một số bài. Nguyên nhân: chưa có nhân viên phụ trách PTN, hệ thống điện nước trong PTN chưa đảm bảo do đó hạn chế cho HS vào PTN

để thực hành, nhiều thí nghiệm còn độc”.

Như vậy, khi giảng dạy môn hóa ở trường THPT các thầy cô giáo ít sử dụng thí nghiệm, kể cả thí nghiệm biểu diễn lẫn thí nghiệm của học sinh.

Kết luận chương 1

Trong chương này đã tìm hiểu:

1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu của đề tài.

2. Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học hóa học: định nghĩa, đặc trưng, phân loại các phương pháp dạy học hóa học; các phương pháp dạy học hóa học cơ bản, phương pháp trực quan.

3. Thí nghiệm trong dạy học hóa học. - Khái niệm.

- Vai trò của thí nghiệm trong dạy học hóa học.

4. Dựa vào thực tếđiều tra đã trình bày tóm tắt thực trạng dạy học hóa học ở các trường THPT tỉnh Dăk Lăk.

- Toàn tỉnh Dăk Lăk chỉ có khoảng 14 trường THPT có phòng bộ môn hóa học tuy nhiên chỉ có 3 trường có PTN đạt chuẩn, một số trường khác chưa có hoặc đang xây dựng PTN.

- Phần lớn các trường THPT vẫn lấy phòng học cũ làm phòng để dụng cụ, hóa chất và công tác bảo quản trang thiết bị vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

- Thí nghiệm được dùng trong dạy học hóa học ở các trường THPT vẫn còn ít vì nhiều nguyên nhân: giáo viên còn ngại tiếp xúc với hóa chất; dụng cụ, hóa chất còn thiếu, tốn thời gian chuẩn bị, kĩ năng tiến hành thí nghiệm của giáo viên còn yếu, thí nghiệm khó thực hiện, chưa có PTN, chưa có chếđộ đãi ngộ hợp lí cho giáo viên, …

Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC LỚP 10, 11 THPT Ở TỈNH DĂK LĂK

Một phần của tài liệu Sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn hóa lớp 10, 11 trường Trung học phổ thông tỉnh Đắc lắc (Dăk lăk) (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)