Mục tiêu bài học 1 Về kiến th ứ c

Một phần của tài liệu Sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn hóa lớp 10, 11 trường Trung học phổ thông tỉnh Đắc lắc (Dăk lăk) (Trang 60 - 64)

HS biết

- Tính chất vật lí của H2SO4, cách pha loãng H2SO4.

- Axit sunfuric loãng là axit mạnh có đầy đủ tính chất chung của axit, nhưng axit sunfuric đặc nóng lại có tính chất đặc biệt là có tính oxi hóa mạnh.

- Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp. - Tính chất của muối sunfat và nhận biết ion so2-4 .

HS hiểu

- H2SO4 loãng có tính axit gây ra bởi ion H+ và tính oxi hóa được quyết định bởi ion H+ (2H+ + 2e  H2).

- H2SO4 đặc nóng có tính oxi hóa mạnh gây ra bởi gốc so2-4 trong đó S có số oxi hóa cao nhất +6.

2. Về kĩ năng

- Kĩ năng pha loãng H2SO4 đặc.

- Quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét về tính chất. - Viết được PTHH của H2SO4 với các chất.

- Phân biệt muối sunfat, axit sunfuric với các axit và muối khác.

3. Về giáo dục: Vai trò của H2SO4 đối với nền kinh tế quốc dân.

II. Chuẩn bị

GV: - Hóa chất: H2SO4 đặc, loãng, giấy quỳ tím, Cu, BaCl2, Fe, Na2SO4, CuO, Na2CO3, S, NaOH.

- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, giá thí nghiệm, phim thí nghiệm H2SO4 tác dụng với C12H22O11. HS: xem lại bài tính chất của HCl. III. Các phương pháp dạy học Thuyết trình Đàm thoại IV. Thiết kế các hoạt động dạy học HOT ĐỘNG CA GV- HS NI DUNG BÀI GING Hoạt động 1: Tìm hiểu t/c vật lí của H2SO4 GV cho HS quan sát bình đựng H2SO4 đặc và hỏi: cho biết trạng thái, tính chất vật lí của H2SO4.

GV thông báo tính tan của H2SO4, yêu cầu HS quan sát hình 6.6 sgk, cho biết cách pha loãng axit như thế nào cho hợp lí? Giải thích?

A. AXIT SUNFURIC I. Tính chất vật lí I. Tính chất vật lí

Axit sunfuric H2SO4 là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gần gấp 2 lần nước.

H2SO4 tan vô hạn trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt. Vì thế, muốn pha loãng axit H2SO4, phải rót axit từ từ vào nước chứ không làm ngược lại.

Hoạt động 2: Nghiên cứu t/c của axit H2SO4 loãng

GV: axit H2SO4 loãng cũng có những tính chất như một axit thông thường, đó là những tính chất gì? Viết PTHH và gọi tên sản phẩm.

GV tổ chức cho các nhóm HS làm T/N chứng minh: (hoặc cho HS xem video). Nhóm 1: T/N đổi màu quì tím. Nhóm 2: T/N H2SO4 + Fe. Nhóm 3: T/N H2SO4 + NaOH. Nhóm 4: T/N H2SO4 + CuO. Nhóm 5: T/N H2SO4 + Na2CO3.

Sau đó các nhóm báo cáo kết quả, viết PTHH. GV lưu ý lại điều kiện pư axit tác dụng với muối. GV nhận xét, hướng dẫn HS kết luận về t/c của dd H2SO4 loãng. Hoạt động 3: Nghiên cứu tính (o) mạnh của H2SO4 đặc - GV giới thiệu lại những số (o) có thể có của S, trong đó +6 là số (o) cao nhất. Vậy ngoài tính axit của dd loãng, dd H2SO4 đặc sẽ có t/c hóa học đặc trưng là gì? - GV hướng dẫn 3 nhóm HS làm T/N sau: II. Tính chất hóa học 1. Tính chất của axit loãng

H2SO4 loãng có những t/c chung của một axit, bao gồm:

- Làm quỳ tím hóa đỏ.

- T/d với kim loại đứng trước H. - T/d với oxit bazơ, bazơ.

- T/d với muối.

2. Tính chất của axit đặc

Axit H2SO4 đặc có những t/c hóa học đặc trưng sau:

Tính oxi hóa mạnh

Trong phân tử H2SO4, S có số (o) là +6, cao nhất. Trong các phản ứng hóa học, S sẽ có khuynh hướng giảm số (o), thể hiện tính (o) mạnh.

Nhóm 1: Cu + H2SO4 loãng Nhóm 2: Cu + H2SO4 đặc Nhóm 3: S + H2SO4 đặc

GV gợi mởđể HS viết được PTHH của pư xảy ra. Yêu cầu HS hoàn thành các PTHH: Cu + H2SO4đ→ … S + H2SO4đ … Fe + H2SO4đ t0 … KBr + H2SO4đ→… GV yêu cầu HS nhận xét về sự thay đổi số (o) của các nguyên tố và vai trò của các chất pư? Nguyên nhân gây ra tính (o) mạnh của H2SO4 đặc.

- GV lưu ý HS: dù H2SO4 đặc có tính (o) mạnh nhưng vẫn không (o) được Au, Pt.

GV: Fe tác dụng với H2SO4 đặc nóng sẽ tạo thành Fe (III).

GV: sản phẩm của phản ứng (o) của axit H2SO4 đặc thường là SO2.

GV giới thiệu một số kim loại bị thụ động trong axit H2SO4 đặc, nguội: Fe, Al, Cr…

GV cho HS quan sát đoạn băng hình H2SO4 hấp thụ nước từ đường saccarozơ, vừa quan sát vừa giải thích bằng phản ứng trên bảng.

mạnh, nó có thể (o) được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim và nhiều hợp chất:

2Fe + 6H2SO4 

Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O Cu + 2H2SO4 

CuSO4 + SO2 + 2H2O 2H2SO4 + C 

CO2 + 2SO2 + 2H2O 2H2SO4 + 2KBr 

Br2 +SO2 + 2H2O + K2SO4

Tính háo nước

Axit H2SO4 đặc hấp thụ mạnh nước từ các gluxit, tức là cacbonhiđrat Cn(H2O)m.

GV: vì vậy, khi tiếp xúc với H2SO4 đặc phải hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng nặng.

Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng

GV yêu cầu HS đọc sgk, bổ sung thêm một vài ý: H2SO4 được gọi là “máu của ngành công nghiệp”.

Hoạt động 5: Tìm hiểu về qui trình sản xuất axit H2SO4 GV giới thiệu 3 công đoạn sản xuất axit H2SO4. Hoạt động 6: Tìm hiểu về muối sunfat – Nhận biết gốc sunfat GV giới thiệu về muối sunfat. GV yêu cầu HS phân loại muối sunfat. C12H22O11  12C + 11H2O 2H2SO4 + C  CO2 + 2SO2 + 2H2O

III. Ứng dụng

Axit H2SO4 là hóa chất hàng đầu của nhiều ngành sản xuất.

Axit H2SO4 được dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa tổng hợp, tơ sợi hóa học, chất dẻo, sơn màu, chế biến dầu mỏ…

Một phần của tài liệu Sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn hóa lớp 10, 11 trường Trung học phổ thông tỉnh Đắc lắc (Dăk lăk) (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)