Phần lớn các thí nghiệm được tiến hành ở trên lớp đều phải đảm bảo điều kiện an toàn, ít độc hại, thí nghiệm xảy ra tương đối nhanh và hiện tượng rõ ràng. Nhưng trong chương trình hóa học phổ thông vẫn có một số thí nghiệm có các chất khí độc thoát ra ví dụ như: các khí clo, hơi brom, hiđroclorua, khí sunfurơ, hiđrosufua, amoniac, nitơ đioxit. Vậy làm thế nào để các thí nghiệm có những khí này thoát ra vẫn an toàn, không bị ảnh hưởng độc hại, giáo viên phải tìm cách khử khí độc này. Để khửđược những khí độc này phải dựa vào tính chất của chất khí mà dùng chất khử thích hợp.
+ Clo, brom là những chất oxi hóa mạnh, chúng còn có khả năng tác dụng với kiềm tạo ra những muối (không độc hại). Vậy sau khi làm thí nghiệm có khí clo, hơi brom giải phóng muốn quan sát màu sắc của khí được giải phóng trong ống nghiệm phải nút ống nghiệm bằng nút cao su, khi quan sát xong nên thay bằng nút bông tẩm kiềm (đặc) để khử khí:
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O Hoặc Br2 + 2NaOH NaBr + NaBrO + H2O
+ Khí HCl, H2S mang tính axit nên có thể dùng nút bông tẩm kiềm để khử vì những khí này có tính axit:
HCl + NaOH NaCl + H2O H2S + 2NaOH Na2S + 2H2O
+ Khí SO2 có khả năng tẩy màu, khi cho học sinh quan sát khả năng tẩy màu của khí SO2 có thể khử nó bằng kiềm vì SO2 là oxit axit:
SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O SO2 + NaOH NaHSO3
+ Khí amoniac có tính bazơ nên khử khí bằng nút bông tẩm axit:
NH3 + HCl NH4Cl
+ Khí NO2 rất độc, khi làm thí nghiệm có giải phóng khí NO2 màu nâu đỏ ví dụ: axit HNO3 đặc, loãng tác dụng với kim loại. Để quan sát hiện tượng rõ ràng,
phải dùng nút cao su đậy miệng, khi quan sát xong thay nút cao su bằng nút bông tẩm kiềm.
Vì nếu sản phẩm NO giải phóng
2NO + O2 NO2↑(nâu)
NO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa, khi tác dụng với NaOH tạo ra muối không độc hại.
2NO2 + 2NaOH NaNO2 + NaNO3 + H2O
Đểđảm bảo an toàn thí nghiệm, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của giáo viên và học sinh, khi chuẩn bị các thí nghiệm để dạy học giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ các thí nghiệm tìm các phương pháp thích hợp để khử chất độc.