Phiếu học tập trong dạy học hóa học

Một phần của tài liệu Thiết kế e-book hướng dẫn học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao (Trang 48 - 49)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3.2.1. Phiếu học tập trong dạy học hóa học

a. Khái niệm phiếu học tập [8]

PHT là những tờ giấy rời, có nội dung hướng dẫn, yêu cầu HS làm việc trong một thời gian ngắn ở lớp, hoặc được làm ở nhà trước mỗi bài học.

b. Vai trò phiếu học tập [8]

- PHT là một phương tiện để tổ chức hoạt động học tập độc lập của HS nhằm lĩnh hội, củng cố kiến thức. Thông qua hoạt động giải quyết vấn đề đặt ra trong PHT, ở HS đã hình thành những năng lực và phẩm chất cần thiết trong học tập và cuộc sống như: khả năng phát hiện vấn đề ; khả năng tự học ; phẩm chất tư duy mềm dẻo, linh hoạt trước những tình huống yêu cầu khác nhau; thói quen tự làm việc và hợp tác tích cực trong nhóm để đạt được hiệu quả cao trong học tập, cuộc sống. - PHT là một phương tiện đơn giản, có hiệu quả cao để duy trì sự hưng phấn tích cực của HS trong giờ học.

c. Phân loại phiếu học tập [8]

- PHT hình thành kiến thức mới. Loại này thường có những yêu cầu: từ những hiện tượng riêng lẻ, quy nạp rút ra các khái niệm cụ thể dễ nhận biết; quan sát tranh, mẫu vật, thí nghiệm; phân tích các sơ đồ, biểu đồ tìm ra những kết luận chung khái quát; những yêu cầu nhớ lại kiến thức đã học để suy luận, tìm tòi phát hiện từng phần nội dung kiến thức mới.

- PHT củng cố, hệ thống kiến thức. Loại này thường có những yêu cầu: giải thích một hiện tượng, tính chất nào đó; phân tích mối liên quan giữa các khái niệm; lập bảng so sánh các khái niệm; hệ thống vấn đề mới học và các vấn đề đã học; giải thích hiện tượng xảy ra trong cuộc sống; giải bài tập nhỏ…

d. Thành phần cơ bản trong phiếu học tập [8]

- Định hướng của GV : Các câu hỏi hay các yêu cầu hoàn thành một nội

dung kiến thức nhất định cùng với các phương tiện hỗ trợ khác như hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, phim thí nghiệm …

- Kết quả học tập trên phiếu : Nội dung HS hoàn thành trên phiếu (phần này nên được chừa các chỗ trống vừa đủ để HS ghi kết quả học tập của mình).

e. Xây dựng phiếu học tập : bao gồm các bước sau:

- Lựa chọn vấn đề học tập: đó là những nội dung kiến thức mới hoặc kiến thức cần củng cố. (khi lựa chọn cần dựa trên mục tiêu của bài học)

- Xác định mục tiêu của phiếu học tập: cần hướng tới kết quả học tập cụ thể mà HS phát hiện ra kiến thức và những kĩ năng hình thành.

- Phương pháp thể hiện vấn đề học tập: thường được khai thác từ những hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu, phim thí nghiệm …GV xây dựng hệ thống câu hỏi có tác dụng định hướng, dẫn dắt hoạt động của HS.

- GV dự kiến độ dài kết quả trả lời cho từng câu hỏi, dựa vào đó để chừa chỗ trống vừa đủ trên phiếu học tập, xác định thời gian cho từng hoạt động.

- Xây dựng PHT: nếu có 2, 3 vấn đề ngắn gọn trong cùng một bài thì có thể trình bày trên một phiếu.

Một phần của tài liệu Thiết kế e-book hướng dẫn học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)