8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.3.2.3. Thiết kế phần hướng dẫn giải bài tập SGK
- Phần hướng dẫn giải bài tập cũng được thiết kế dưới dạng các câu hỏi dẫn dắt, mang tính gợi ý, hướng dẫn HS tìm ra câu trả lời chứ không cung cấp bài giải chi tiết nhằm tăng tính tự học, phát triển tư duy cho HS không để các em có thái độ ỷ lại, lười suy nghĩ, trông chờ vào đáp án có sẵn. - Ví dụ : soạn phần hướng dẫn giải bài tập cho bài 29: Khái quát nhóm Halogen
Đây là bài đầu chương, mang tính khái quát, không có tính toán hóa học nên GV chú ý hướng dẫn HS vận dụng các lý thuyết chủ đạo đã học để giải thích các vấn đề mà bài tập nêu ra từ đó củng cố thêm lý thuyết đã học.
Đề bài: Bài tập 1 6/ SGK hóa học 10 nâng cao trang 119
Hướng dẫn giải: Bài tập 1 6/ SGK hóa học 10 nâng cao trang 119 Bài 1. So sánh điểm giống và khác nhau về cấu hình e của các nguyên tử halogen
- Giống: nhận xét về số e lớp ngoài cùng, số e độc thân.
- Khác: số lớp e biến đổi như thế nào từ F đến I? số phân lớp e?
Bài 2. Chúng đều có tính oxi hóa (giải thích dựa vào độ âm điện lớn của halogen).
Bài 3. Khác nhau về mức độ oxi hóa của các halogen (giải thích dựa vào sự biến đổi bán kính nguyên tử và độ âm điện).
Bài 4. Dựa vào bảng 5.1 SGK: nhận xét tos , tonc, độ âm điện tăng hay giảm dần ; màu sắc đậm hay nhạt dần từ F đến I.
Bài 5. Giải thích dựa vào:
- sự có mặt hay không có mặt của phân lớp d
- so sánh độ âm điện của halogen so với các nguyên tử của nguyên tố khác.
Bài 6. Dựa vào quy luật biến đổi tính oxi hóa của các halogen theo chiều tăng của điện tích hạt nhân để suy ra tính oxi hóa của Atatin yếu hay mạnh hơn Iot.
(Giải thích dựa vào sự biến đổi về số lớp e nguyên tử theo chiều tăng của điện tích hạt nhân dẫn đến lực hút giữa hạt nhân và e lớp ngoài cùng tăng hay giảm của các nguyên tố trong cùng một nhóm A ?)