3.1.1. Các phương pháp dạy học hiểu theo nghĩa rộng là chung cho các môn
học trong nhà trường phổ thơng, chúng là đối tượng nghiên cứu của lí luận dạy học. Nhiệm vụ của lí luận dạy học hộ mơn, trong số đó có Lí luận dạy học Vật lí là nghiên cứu áp dụng các phương pháp dạy học chung đã dược nghiên cứu trong lí luận dạy học vào thực tiễn của mơn học cụ thể, có tính đến các đặc điểm nội dung và phương pháp khoa học đặc trưng cho khoa học tương ứng.
Theo lí luận dạy học, q trình dạy học dược xem như là một quá trình kết hợp biện chứng giữa hoạt động dạy của giáo viên với hoạt động học của học sinh. Vì vậy bất cứ một phương pháp dạy học nào cũng là một hệ thống các hoạt động có định
hướng của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh, đảm bảo cho học sinh nắm vững nội dung trí dục và đạt được các mục tiêu dạy học đã đặt ra. Nói cách khác, các phương pháp dạy học là các cách thức hoạt động có tổ chức và tác động lẫn nhau của người giáo viên và của học sinh nhằm đạt được các mục tiêu dạy học đã đặt ra.
Lịch sử phát triển của lí luận dạy học chứng tỏ rằng đã có nhiều ý kiến phân loại các phương pháp dạy học theo cách này hay cách khác tuỳ theo cách chọn dấu hiệu
đặc trưng nào làm cơ sở để phân loại. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt được phàn loại các
phương pháp dạy học được mọi người thừa nhận.
Trong những năm gần đây, cùng với việc đề cao nhiệm vụ phát triển khả năng sáng tạo của học sinh khi dạy học các môn ở trường phổ thông, người ta đã chú ý đến phân loại các phương pháp dạy học dựa vào đặc trưng hoạt động của giáo viên và học sinh. Ví dụ M.N.Scatkin và I.I. lecner (Nga) đã phân ra năm phương pháp dạy học:
1. Phương pháp thông báo - thu nhận; 2. Phương pháp tái hiện;
3. Phương pháp trình bày nêu vấn đề.
4. Phương pháp tìm kiếm từng phần hay phương pháp Ơrixtic. 5. Phương pháp nghiên cứu.
Tuy nhiên cách phân loại như vậy đã chưa đặc trưng đầy đủ cho các phương pháp
điều khiển quá trình nhận thức của học sinh.