SỬ DỤNG LỜI NÓI TRONG DẠY HỌC VẬT LI 1 Sử dụng lời nói trong dạy học Vật lí

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - NGUYỄN VĂN KHẢI doc (Trang 59 - 60)

3.3.1. Sử dụng lời nói trong dạy học Vật lí

Trong dạy học Vật lí, người giáo viên dùng nhiều phương tiện khác nhau để tổ chức quá trình dạy học, hình thành ở học sinh kiến thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức của Vật lí học cũng như rèn luyện cho học sinh những phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Lời nói là một trong các phương tiện cơ bản mà người giáo viên thường sử dụng.

Trong dạy học Vật lí có nhiều nội dung mà học sinh dễ tiếp thu thông qua lời giảng của giáo viên, ngay cả trong trường hợp có sử dụng thí nghiệm, thảo luận và sử dụng các phương tiện trực quan khác.

Ưu điểm của phương pháp trình bày bằng lời là ở chỗ: Đảm bảo tính nhất qn,

logic chặt chẽ. Nhờ đó bồi dưỡng được tư duy logic cho học sinh. Khi trình bày bằng lời, người giáo viên phải phân tích các hiện tượng Vật lí, nêu lên mối liên hệ rõ ràng giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, giữa các bộ phận và cái toàn thể, giữa cái,riêng và cái chung. Chính trong q trình đó học sinh khơng những lĩnh hội được nội dung học tập một cách có ý thức mà cịn học tập được phương pháp phân tích, lập luận logic của giáo viên.

Khi sử dụng phương pháp trình bày bằng lời, người giáo viên có nhiều khả năng tác động đến tư tưởng của học sinh, tình cảm của họ bằng lời nói sinh động có hình ảnh và diễn cảm của mình.

Tuy nhiên, sử dụng phương pháp trình bày bằng lời cũng gây ra cho học sinh một số khó khăn khi nghe giảng, bởi vì việc nghe giảng phải dựa vào một phức hợp chức năng tâm lí nhất định. Đó là tính tích cực của sự chú ý, tính rõ rệt của biểu tượng, tính sâu sắc của tư duy, tính vững chắc của ghi nhớ. Để khắc phục những khó khăn này

léo với các phương pháp dạy học khác.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - NGUYỄN VĂN KHẢI doc (Trang 59 - 60)