DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 Bản chất của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - NGUYỄN VĂN KHẢI doc (Trang 66 - 67)

3.5.1. Bản chất của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Để nâng cao chất lượng dạy học Vật lí trong những năm gần đây ở nhiều trường

học trên thế giới cũng như ở Việt Nam người ta đã và đang nghiên cứu ái dụng nhiều phương pháp dạy học mới, trong số đó có dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề (còn

được gọi là dạy học nêu vấn đề, dạy học giải quyết vấn đề) mở ta sẽ nghiên cứu sau đây.

Theo một trong những quan niệm phổ biến hiện nay thì dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề được xem như hệ thống các quy tắc áp dụng các thủ pháp dạy học có tính

đến logic.của các thao tác tư duy và các quy luật của hoạt động nhận thức của học

sinh. Do vậy dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề không những phù hợp hơn với

tinh thần dạy học phát triển, với nhiệm vụ phát triển năng lực sáng tạo và tự lực nhận thức của học sinh, biến kiến thức của họ khơng chỉ thành niềm tin mà cịn phù hợp với

đặc điểm của khoa học Vật lí. Sự khác nhau cơ bản giữa dạy học phát hiện và giải

quyết vấn đề với dạy học truyền thống là ở mục đích và ngun tắc tổ chức q trình dạy học. Mục đích của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là làm cho học sinh nắm vững khơng chỉ các cơ sở khoa học mà chính cả quá trình thu nhận các kiến thức và các sự kiện khoa học, sự phát triển của năng lực nhận thức và sáng tạo của học sinh. Nguyên tắc cơ bản tổ chức dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là nguyên tắc hoạt

động tìm kiếm của học sinh, tức là nguyên tắc tự học sinh tìm kiếm các sự kiện khoa

học, các hiện tượng, định luật, các phương pháp nghiên cứu khoa học, các phương

pháp ứng dụng kiến thức vào thực tế.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - NGUYỄN VĂN KHẢI doc (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)