Phân loại các thí nghiệm Vật lí, cần chỉ ra các đặc điểm của chúng

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - NGUYỄN VĂN KHẢI doc (Trang 90 - 92)

Nội dung các thí nghiệm phải tương ứng chương trình quy định cho bộ mơn, hình thức học tập cơ bản là bài học tiến hành cùng một lúc đối với tất cả học sinh trong lớp,

CHƯƠNG 5

THÍ NGHIỆM VẬT LÍ

5.1. HỆ THỐNG THÍ NGHIỆM VẬT LÍ TRONG TRƯỜNG PHỔ THƠNG 5.1.1. Trong Vật lí học, thí nghiệm là nguồn kiến thức và là một phương pháp 5.1.1. Trong Vật lí học, thí nghiệm là nguồn kiến thức và là một phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm Vật lí trong trường phổ thơng (cịn gọi là thí nghiệm giáo khoa hay thí nghiệm học tập) là sự phản ánh phương pháp nghiên cứu khoa học trong việc nghiên cứu các hiện tượng Vật lí, vì vậy chúng mang những yếu tố cơ bản của thí nghiệm khoa học Vật lí. Nhờ các thí nghiệm Vật lí, học sinh có được những quan niệm cơ bản về phương pháp thực nghiệm khoa học.

Thí nghiệm Vật lí học tập được hiểu là sự tái tạo nhờ các dụng cụ đặc biệt các hiện hiện tượng Vật lí trên lớp học trong những điều kiện thuận tiện nhất để nghiên cứu

chúng. Vì vậy, thí nghiệm Vật lí đồng thời là nguồn kiến thức, phương pháp dạy học và là một dạng trực quan. Sau dây, trong giáo trình này, sẽ chỉ dùng thuật ngữ “thí nghiệm Vật lí” để chỉ các thí nghiệm giáo khoa được sử dụng trong nhà trường.

Mọi người đều thừa nhận việc hình thành các kiến thức Vật lí ở trường phổ thơng cần phải dựa trên thí nghiệm. Các giai đoạn cơ bản hình thành các khái niệm Vật lí như quan sát hiện tượng, thiết lập mối liên hệ của một hiện tượng với các hiện tượng khác dựa vào các đặc trưng cho hiện tượng, cần thiết sử dụng các thí nghiệm Vật lí. Phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí ở trường phổ thơng sẽ bao gồm biểu diễn các thí nghiệm trên lớp học, trình bày một vài thí nghiệm khó nhờ các phương tiện như phim, ảnh, đèn chiếu, video, tổ chức cho học sinh trực tiếp tiến hành các thí

nghiệm...

Là phương tiện thơng tin học tập, thí nghiệm Vật lí đồng thời là phương tiện trực quan chính được sử dụng khi dạy học Vật lí. Các thí nghiệm Vật lí cho phép hình thành ở học sinh những biểu tượng cụ thể, phản ánh đúng đắn trong ý thức của học

sinh các hiện tượng, quá trình và các định luật liên kết chúng.

Thí nghiệm Vật lí nếu được tổ chức đúng sẽ là một phương tiện giáo dục các phẩm chất cá nhân cho học sinh, như tính kiên trì đạt được mục đích đặt ra, tính thận trọng trong việc thu nhập các sự kiện và trong công việc sau này. Phát triển ở học sinh các kỹ năng quan sát và tách ra trong các hiện tượng được nghiên cứu những dấu hiệu bản chất...

5.1.2. Để phân loại các thí nghiệm Vật lí, cần chỉ ra các đặc điểm của chúng

Nội dung các thí nghiệm phải tương ứng chương trình quy định cho bộ mơn, hình thức học tập cơ bản là bài học tiến hành cùng một lúc đối với tất cả học sinh trong lớp,

khả năng vật chất có hạn của nhà trường. Tính đến các đặc điểm kể trên, sự phân loại các thí nghiệm Vật lí theo dấu hiệu tổ chức, trong đó tính đến các đặc trưng hoạt động của giáo viên và học sinh, là phân loại được sử dụng rộng rãi. Theo phân loại này, các thí nghiệm Vật lí bao gồm hai dạng chính:

1. Thí nghiệm biểu diễn

Là loại thí nghiệm cần thiết chủ yếu để hình thành những biểu tượng ban đầu về các hiện tượng, quá trình và quy luật, về cấu tạo và tác dụng của một số dụng cụ và thiết bị kĩ thuật. Các thí nghiệm biểu diễn do giáo viên tiến hành. Nó địi hỏi ở giáo viên tay nghề thực nghiệm cao, nhiều khi cần phải biết sử dụng các thiết bị tương dối phức tạp. Học sinh chủ yếu đóng vai trị người quan sát. Thí nghiệm biểu diễn gồm các loại sau: Thí nghiệm mở đầu và thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng.

2. Thí nghiệm thực tập

Là các thí nghiệm do học sinh tự tiến hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thí nghiệm thực tập được chia ra làm ba loại: Thí nghiệm trực diện, thí nghiệm thực hành, thí nghiệm và quan sát Vật lí ở nhà.

Nhờ hệ thống thí nghiệm nên trên, mọi học sinh dần dần chuyển từ những kiến thức mở đầu thu được trong lúc quan sát thí nghiệm biểu diễn tới chỗ đào sâu và chính xác hố các kiến thức đó, rèn luyện được một số kỹ năng và kĩ xảo cần thiết cho thực hành Vật lí, có ích cho hoạt động học tập tiếp theo hay lao động sản xuất sau này.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - NGUYỄN VĂN KHẢI doc (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)