Yêu cầu về lời nói trong khi trình bày

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - NGUYỄN VĂN KHẢI doc (Trang 60 - 61)

Lời nói của giáo viên có tác dụng quyết định đến nhận thức của học sinh. Vì vậy muốn vận dụng phương pháp trình bày bằng lời có hiệu quả thì trước hết lời nói của giáo viên phải chính xác, rành mạch, gọn gàng và đầy đủ.

Trong sách giáo khoa vật lí ở trường phổ thơng có nhiều thuật ngữ và mệnh đề

phức tạp phản ánh nội dung khoa học của các hiện tượng, quy luật vật lí. Giáo viên cần chú ý tới sự chính xác của những thuật ngữ và những mệnh đề đó, đến sự rành mạch đầy đủ của sự trình bày.

Đối với một số ít giáo viên Vật lí, đặc biệt với các giáo viên mới ra trường thường

có thể mắc một số khuyết điểm trong khi sử dụng phương pháp trình bày tài liệu bằng lời:

1. Dùng thuật ngữ thiếu chính xác;

2. Phát biểu định luật hay định nghĩa không đầy đủ dẫn đến sự mất chính xác,

chẳng hạn phát biểu định luật Bơi-lơ - Ma-ri-ốt như sau: "ở nhiệt độ khơng đổi, tích

của áp suất p và thể tích V của một chất khí là một hằng số". Trong phát biểu đã khơng chính xác ở chi tiết: "... của một chất khí " mà cần phát biểu là: "... của một lượng khí xác định... "

3. Nói năng khơng rành mạch, dứt khốt, khơng nhất qn, chẳng hạn, câu trước dùng: "Độ giảm điện thể câu sao lại dùng thuật ngữ "Điện áp".

Để tránh thiếu sót như vậy người giáo viên cần nghiên cứu kĩ các thuật ngữ, cấu

trúc các mệnh đề và nội dung các định luật, định nghĩa, rèn luyện thói quen cân nhắc lời nói của mình. Trong khi chuẩn bị bài giảng, người giáo viên nên chuẩn bị kĩ cả lời nói, cách diễn đạt của mình trên lớp, khi cần thiết phải tập luyện một vài lần cho gọn, khúc triết.

Giọng nói, nhịp điệu và nhiệt tình của giáo viên Vật lí trong khi trình bày tài liệu có ảnh hưởng nhiều đến sự tiếp thu của học sinh. Tiếng nói phải rõ ràng, đủ nghe, nhịp

điệu không nhanh quá để học sinh theo dõi được, giọng nói phải trầm tĩnh, không gay

gắt cũng không đều đều. Phải biết dừng lại lâu hơn ở trước hay sau một câu cần nhấn mạnh. Nghệ thuật trình bày khơng phải chỉ là diễn đạt ý cho người nghe hiểu được mà còn ở chỗ làm cho người nghe thích nghe, lơi cuốn được sự chú ý của họ.

Trong quá trình dạy học Vật lí, người giáo viên cịn cần phải chú ý uốn nắn lời phát biểu của học sinh, yêu cầu học sinh dùng các thuật ngữ cho chính xác, nói và viết

đúng văn phạm, tránh những câu khơng có nghĩa xác định, có thể dẫn tới hiểu sai ý.

Cần kiên trì giúp đỡ học sinh chọn từ cho đúng, đặt câu cho khúc triết, mạch lạc. Bỏ qua điều này sẽ không rèn luyện được cho học sinh tính chính xác, rõ ràng của ngơn ngữ khoa học. Quan tâm sửa chữa cho học sinh những thiếu sót đó chính là giúp cho

họ hiểu đúng kiến thức, là rèn luyện cho họ tư duy chính xác, hợp logic.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - NGUYỄN VĂN KHẢI doc (Trang 60 - 61)