2:7.1. Đặc điểm chung
Cuộc sống phong phú là nguồn tư liệu, cơ sở minh hoạ, nơi xuất phát các vấn đề khoa học, nơi kiểm chứng các lí thuyết, đó vừa là mục đích, vừa là động lực của nhận thức, của dạy học Vật lí. Dạy học Vật lí gắn với cuộc sống đảm bảo cho việc thực hiện ngun lí giáo dục của Đảng: Học đi đơi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Đó là một trong những con đường nâng cao nhận
thức của học sinh, quyết định tính chất vững chắc của kiến thức Vật lí, đáp ứng yêu cầu đào tạo và phát triển kinh tế - xã hội.
Vật lí bắt nguồn từ cuộc sống, phát triển theo sự đòi hỏi của cuộc sống. Các kiến thức Vật lí được khái quát từ hàng loạt các sự kiện, hiện tượng hay biểu đạt bởi các tiền đề lí thuyết tổng quát bằng ngơn ngữ Tốn học... đều được vận dụng vào quá trình lao động sản xuất, vào kĩ thuật và công nghệ... phục vụ cuộc sống cơn người. Dạy học Vật lí chính là dạy một khoa học đã, đang tồn tại và phát triển, một khoa học sống -
động gắn với môi trường xung quanh. Do vậy, dạy học Vật lí khơng thể tách rời với thực tiễn cuộc sống mà phải luôn tạo cơ sở với những tình huống xuất phát và giải trình phù hợp, phải dựa trên đặc điểm nhận thức của học sinh.
Dạy học Vật lí gắn với cuộc sống là một hoạt động thống nhất giữa giáo dục, giáo dưỡng với môi trường kinh tế - xã hội. Trước hết, giáo viên Vật lí phải có kiến thức thực tế, am hiểu và có khả năng phân tích, khái qt, chỉ ra các mối liên hệ cần thiết giữa kiến thức Vật lí với các ứng dụng trong kĩ thuật, cơng nghệ sản xuất và đời sống. Bằng các ví dụ minh hoạ, các sự kiện Vật lí - kĩ thuật... cho học sinh hiểu và thấy được mặt thực tế của kiến thức Vật lí, thấy rõ khả năng nhận thức và cải lạo thế giới tự nhiên vì cuộc sống của con người.
Nguyên tác kĩ thuật tổng hợp là bộ phận cấu thành của dạy học Vật lí gắn liền với cuộc sống. Việc thực hiện các nội dung giáo dục kĩ thuật tổng hợp và giáo dục kết hợp với lao động sản xuất đảm bảo cho q trình dạy học Vật lí gắn bó mật thiết với cuộc sống. Nó góp phần phát triển tối đa năng lực của mỗi học sinh, giúp họ định hướng
nghề nghiệp, biết cảm thụ cái đẹp và có khả năng thích ứng nhanh với sự phân công lao động xã hội cũng như hoạt động sáng tạo.
Giáo dục mơi trường là một q trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế
hoạch nhằm trang bị cho học sinh những tri thức khoa học về môi trường, những kinh nghiệm và kĩ năng về bảo vệ môi trường, ý thức chấp hành luật pháp và tuân thủ những quy trình kĩ thuật, quy tắc an tồn... để mỗi người đều có hiểu biết, trách nhiệm và nghĩa vụ hành động làm cho môi trường sống ngày càng tốt đẹp. Hệ thống kiến
thức Vật lí là cơ sở của nhiều ngành khoa học, kĩ thuật, cơ sở của các giải pháp khoa học về bảo vệ mơi trường, ví dụ: Thiết bị lọc bụi bằng phương pháp tĩnh điện, lắng đọng, ngưng kết... phương pháp chiếu sáng nơi làm việc, thông gió, giảm tiếng ồn...
thiết bị an tồn của lưới điện cao thế, bình ngưng với áp suất cao, lị phản ứng hạt
nhân... Q trình dạy học Vật lí cần chỉ ra yếu tố cơ bản, các điều kiện và giới hạn của q trình Vật lí, mối liên hệ và ảnh hưởng của nó đối với mơi trường xung quanh; Đặc biệt lưu ý các yếu tố tác hại và các biện pháp phòng hộ, bảo vệ cần thiết.