Tại địa phương nơi đ

Một phần của tài liệu PIM_final_VIE (Trang 25 - 26)

Tại mỗi tỉnh, nhóm nghiên cứu chọn ra 2 huyện; trong mỗi huyện chọn 3 xã; trong mỗi xã 3 thôn. Việc lựa chọn các huyện, xã và thôn được căn cứ theo xác suất tỷ lệ thuận với dân số (PPS). Khung mẫu các hộ gia đình trong nghiên cứu được xây dựng và phân thành hai nhóm: nhóm các thành viên của hộ gia đình có người di cư nông thôn-đô thị và nhóm các thành viên của hộ gia đình không có người di cư nông thôn-đô thị.

Trong bước tiếp theo, 1.400 thành viên được chọn ngẫu nhiên từ những hộ gia đình có người di cư (khoảng 800 hộ) và 900 thành viên được chọn ngẫu nhiên từ các hộ không có người di cư (khoảng 600 hộ).

Bảng hỏi điều tra gồm các câu hỏi đánh giá tác động của di cư đến phúc lợi của gia đình. Chúng tôi cũng tìm hiểu quan điểm của các hộ gia đình với cơ hội di cư, chi phí hoặc số tiền đầu tư cần thiết cho di cư, những lợi ích của di cư cho các hộ gia đình và cộng đồng, cũng như tác động của di cư đến những người ở lại, đặc biệt là người già và trẻ em. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc các gia đình của người di cư sử dụng tiền mà họ gửi về như thế nào.

Chúng tôi nhấn mạnh tìm hiểu khía cạnh giới trong tác động của di cư. Ví dụ như sự vắng mặt của người chồng và người vợ/mẹ dẫn đến thay đổi trong phân công lao động của hộ gia đình. Các câu hỏi cũng được nêu lên để đánh giá tác động của sự thiếu vắng người lớn đến phúc lợi của các thành viên gia đình ở lại quê hương, ví dụ việc học tập của con cái, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và người cao tuổi. hoặc trong khi tiền gửi về có thể chiếm một phần đáng kể của tổng thu nhập, những khoản tiền này thường được sử dụng cho chi tiêu hàng ngày của gia đình hoặc mua sắm đồ dùng xa xỉ.

22 Từ NôNg ThôN Ra ThàNh Phố

Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam

Một phần của tài liệu PIM_final_VIE (Trang 25 - 26)