chƯơng v
NhỮNg KhOẢNg TRốNg ChÍNh SÁCh ChÍNh SÁCh
Lê Bạch Dương
Như đã đề cập ở phần đầu của cuốn sách, mặc dù đã có những thay đổi đáng kể trong quan điểm của nhà nước và cộng đồng đối với vấn đề di cư nông thôn đô thị nhưng nhìn chung các quan điểm tiêu cực vẫn còn phổ biến với hệ quả là các chính sách và rào cản thể chế được xây dựng để hạn chế di cư, đặc biệt trong việc hạn chế người di cư tiếp cận các cơ hội việc làm và dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Những chính sách và hạn chế này không những tạo ra chi phí không đáng có cho bản thân người di cư mà còn làm ảnh hưởng đáng kể tác động tích cực của di cư tại cả các địa phương nơi đi và nơi đến. Chương này do đó sẽ tập trung vào những chính sách và chương trình có tác động tiêu cực đối với người di cư và hạn chế những tác động tích cực có thể có của di cư, qua đó đề xuất những gợi ý chính sách nhằm cung cấp bảo trợ xã hội tốt hơn cho người di cư và thúc đẩy mối quan hệ giữa di cư và phát triển.
5.1 bảo Trợ xã hội cho ngƯời Di cƯ: Thiếu khung PháP lý PháP lý
Để có thể xây dựng một khung pháp lý bảo trợ xã hội cho người di cư, rất cần thiết là nhà nước phải đưa ra được một định nghĩa thống nhất về bảo trợ xã hội làm cơ sở xây dựng các chính sách. Tại Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác, định nghĩa thế nào là bảo trợ xã hội liên quan trực tiếp đến lựa chọn chính sách có liên quan. Các chính sách của nhà nước có vai trò quyết định trong việc định hướng công tác bảo trợ xã hội.
Ở Việt Nam, bảo trợ xã hội vẫn còn là một khái niệm tương đối mới (Nguyễn, 2003). Nhìn chung, bảo trợ xã hội đã được lồng ghép vào trong các chính sách xã hội của nhà nước. Trong nhiều thập kỷ, bảo trợ xã hội phần lớn chỉ giới hạn trong khuôn khổ các chính sách xóa đói giảm nghèo, trợ giúp xã hội cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hỗ trợ cho các nhóm thiệt thòi, và trợ cấp cho các gia đình/người có công. Về cơ bản, bảo trợ xã hội được thiết kế như một mạng lưới an toàn nhằm giảm thiểu các tác động xấu khi rủi ro kinh tế xảy ra. Một cách tiếp cận tập trung vào phòng ngừa chưa được đưa vào hệ thống chính sách và chương trình bảo trợ xã hội
148 Từ NôNg ThôN Ra ThàNh Phố
Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam
một cách hợp lý và bền vững. Trong khoảng hai thập kỷ gần đây, nhà nước đã đưa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm sức khỏe vào hệ thống an sinh xã hội của quốc gia.
Tuy nhiên, các chính sách báo trợ xã hội hiện hành không điều chỉnh để bao gồm người di cư tự do từ nông thôn ra thành phố10. Quan điểm chung của nhà nước là không khuyến khích di cư tự do vì cho rằng hình thức di cư này có nhiều tác động tiêu cực đối với phát triển. Di cư tự phát được cho là tạo áp lực lên cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội vốn đã quá tải tại thành thị, gây sức ép đối với khả năng tiếp nhận của thị trường lao động cũng như làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Về mặt tổ chức, không có cơ quan chính phủ nào chịu trách nhiệm trực tiếp về các vấn đề liên quan đến di cư tự do. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Bộ NN & PTNT) chỉ chịu trách nhiệm về di cư có tổ chức; Bộ Công an giải quyết các vần đề về hộ khẩu; Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã hội (Bộ LĐ-TBXh) không có các chính sách giải quyết những rủi ro cụ thể mà người di cư tự do gặp phải.