Việc làm và thu nhập

Một phần của tài liệu PIM_final_VIE (Trang 89 - 92)

Nguyễn Thanh Liêm & Nguyễn Hạnh Nguyên

4.1.2 việc làm và thu nhập

Cơ cấu hoạt động kinh tế và việc làm

Bảng 20. Cơ cấu hoạt động kinh tế của người trả lời theo tình trạng di cư (%)

cơ cấu việc làm không

di cư lâu dàiDi cư lâu dàiDi cư tạm thờiTạm thời

Mất khả năng lao động 1,3 0,8 0,0 0,0

Chưa có việc và không tìm việc 2,1 1,1 0,0 0,2 Chưa có việc và đang tìm việc 2,1 0,6 1,3 1,0

Đang đi học 11,1 5,0 3,1 4,3 Nghỉ hưu 9,0 5,2 0,0 0,2 Nội trợ 12,4 11,0 4,0 2,0 Đang đi làm 62,0 76,3 91,6 92,3 Tổng 100 100 100 100 n 765 363 226 507

86 Từ NôNg ThôN Ra ThàNh Phố

Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam

Về cơ cấu hoạt động kinh tế có thể thấy tỷ lệ dân số hiện đang đi làm trong nhóm dân số di cư tạm thời cao hơn đáng kể so với nhóm dân số di cư lâu dài và không di cư. Với dân số trẻ hơn, tỷ lệ dân số nghỉ hưu trong nhóm dân số di cư tạm thời nhỏ hơn so với tỷ lệ này ở nhóm dân số di cư lâu dài và không di cư là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, tỷ lệ dân số đang đi học trong nhóm dân số di cư tạm thời lại lớn hơn; kết quả này phản ánh những thiệt thòi của người di cư tạm thời trong việc đến trường.

Tỷ lệ người hiện không đi làm trong nhóm dân số di cư tạm thời thấp hơn ở tất cả các nhóm (mất khả năng lao động, chưa có việc và không tìm kiếm việc làm, chưa có việc và đang tìm kiếm việc làm, đang đi học, nghỉ hưu, và nội trợ) so với người không di cư và di cư lâu dài.

Về cơ cấu việc làm có thể thấy dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất ở tất cả các nhóm. Trong khi tỷ lệ làm dịch vụ cá nhân ở tất cả các nhóm là tương đối đồng đều với khoảng một phần ba số người làm các công việc này, tỷ lệ người làm dịch vụ xã hội chỉ gần giống nhau giữa người không di cư, di cư lâu dài và nhóm PTM, riêng trong nhóm TTM, tỷ lệ này thấp hơn hẳn. Với người không di cư và di cư lâu dài, buôn bán chiếm vị trí thứ hai và sau đó đến sản xuất mà chủ yếu ở đây là công nhân. Với người di cư tạm thời, sản xuất mà trong đó chủ yếu là công nhân chiếm vị trí thứ hai và buôn bán chiếm vị trí thứ ba. Có tới trên một phần ba PTM và gần một nửa TTM hiện

Bảng 21: Cơ cấu việc làm trong số những người đang có việc làm theo tình trạng di cư (%)

cơ cấu việc làm không

di cư lâu dàiDi cư lâu dàiDi cư tạm thờiTạm thời

Công nhân 13,5 20,2 34,8 43,0

Buôn bán kinh doanh 24,05 20,22 13,05 16,02

Dịch vụ cá nhân 32,5 26,7 27,1 29,5 Dịch vụ xã hội 16,0 20,6 16,9 5,6 Cán bộ quản lý 5,5 4,0 2,4 0,6 Khác 8,4 8,3 5,8 5,3 Tổng 100 100 100 100 n 474 277 207 468

là công nhân. Một khác biệt nữa cũng đáng lưu ý là tỷ lệ người làm cán bộ quản lý trong nhóm dân số không di cư và di cư lâu dài cao hơn đáng kể so với hai nhóm dân số di cư tạm thời.

Bên cạnh công việc chính, số người cho rằng có thêm công việc phụ tương đối thấp; chỉ có khoảng trên dưới 5% số người trả lời ở tất cả các nhóm có thêm công việc phụ và đa số chỉ có một việc phụ.

Thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp nhìn chung thấp cho tất cả các nhóm dân di cư và không di cư và tỷ lệ này cũng gần giống (thấp hơn đôi chút so với tỷ lệ chung của khu vực thành thị) với tỷ lệ chung của toàn quốc từ Tổng điều tra dân số và Nhà ở gần đây.

So với những người không di cư, người di cư có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn đáng kể (0.7% so với 3.3%). Với những lợi thế về thông tin và quan hệ dựa trên thời gian cư trú và mạng lưới xã hội và họ hàng tại thành phố của người không di cư, chúng ta kỳ vọng những kết quả ngược lại. Kết quả trái ngược này gợi ý rằng người di cư dễ dàng chấp nhận công việc hơn người không di cư. Trên thực tế, sự dễ dàng chấp nhận này của người di cư cũng đã được thấy từ cả các nghiên cứu di dân trong nước cũng như di dân quốc tế trước đây. Sự thiếu hụt thông tin và mạng lưới xã hội là những yếu tố cản trở người di cư tìm việc nhưng cũng đồng thời là những yếu tố tạo áp lực cho họ kiếm việc nhanh hơn và dễ chấp nhận hơn vì họ không thể dựa vào ai hoặc dựa vào ít người hơn và phải kiếm tiền duy trì cuộc sống.

Bảng 22: Tỷ lệ thất nghiệp theo tình trạng di cư (%)

không

di cư lâu dàiDi cư lâu dàiDi cư tạm thờiTạm thời

88 Từ NôNg ThôN Ra ThàNh Phố

Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam

Một phần của tài liệu PIM_final_VIE (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)