Các yếu tố quyết định đến việc gửi tiền/hàng về nhà

Một phần của tài liệu PIM_final_VIE (Trang 63 - 64)

Trần Giang Linh & Nguyễn Thị Phương Thảo

3.2.2các yếu tố quyết định đến việc gửi tiền/hàng về nhà

Khi phân tích những yếu tố quyết định chính đến việc gửi tiền/hàng về nhà ở các cấp độ cá nhân và gia đình, chúng tôi dựa chủ yếu vào hai trong số những lý thuyết chiếm ưu thế, đó là lòng vị tha (altruism) và lợi ích cá nhân

(self-interest). glytos (2001: 253) đã đưa ra “một mô hình cung và cầu” có tác động đến việc gửi tiền, trong đó mặt cung là “khả năng người di cư gửi tiền về nhà” và mặt cầu là “sự đòi hỏi của gia đình đối với thu nhập của người di cư”. Vì vậy, để hiểu tác động kinh tế của di cư trong nước và tiền gửi về cho các hộ gia đình ở lại, cần xem xét những yếu tố quyết định của tiền gửi về nhà từ góc độ cá nhân người di cư, cũng như hoàn cảnh gia đình họ. Do đó, chúng tôi xây dựng một phân tích đa biến để kiểm tra xem những đặc điểm của người di cư và điều kiện sống của họ tại nơi đến cũng như đặc điểm của gia đình họ có tác động như thế nào đến việc họ gửi tiền về nhà.

Hình 12: Tần suất gửi tiền/hàng về nhà

3530 30 25 20 15 % 10 5 0 Nam Nữ Cả Nam và Nữ Hàng tuần Hàng tháng Vài tháng

60 Từ NôNg ThôN Ra ThàNh Phố

Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam

Bảng 13 mô tả tất cả những biến số được sử dụng trong phân tích hồi quy của chúng tôi. Việc lựa chọn các biến số này được dựa trên việc tổng quan những tài liệu hiện có về di cư và tiền/hàng gửi về nhà mà phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.

Biến phụ thuộc trong phân tích này là tổng giá trị tiền tệ của tiền/hàng gửi về nhà (gồm cả tiền mặt và hàng hóa) mà một người di cư gửi về nhà trong vòng 12 tháng trước cuộc khảo sát. giá trị trung bình của tiền/hàng gửi về nhà là khoảng 5 triệu đồng cho tổng số người di cư trong mẫu phân tích. Phân tích đa biến của chúng tôi gồm có hai bộ biến số:

Thứ nhất, một tập hợp gồm các biến số ở cấp cá nhân biểu thị cho những đặc điểm và điều kiện sống của người di cư ở nơi đến, bao gồm tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, vị trí trong gia đình (có phải chủ hộ hay không), quê quán (Thái Bình hay Tiền giang), họ có cư trú tại thành phố lớn hay không4, nghề nghiệp hiện tại, liệu họ có làm trong các khu vực phi chính thức hay không, và khoảng thời gian họ cư trú tại nơi đến5. Chúng tôi đưa ra giả thuyết là người di cư mà lớn tuổi hơn, là nam giới, đã kết hôn, được giáo dục tốt hơn, là người đứng đầu trong gia đình, quê quán Thái Bình, sống và làm việc ở thành phố lớn, làm việc trong khu vực phi chính thức, và có thời gian cư trú ở nơi đến lâu hơn có nhiều khả năng gửi những khoản tiền lớn về nhà hơn.

Người di cư là nam giới, lớn tuổi hơn và có học vấn cao hơn thường có nhiều vốn xã hội hơn, do đó đóng góp về thu nhập thường cao hơn những người di cư là nữ, trẻ tuổi và có học vấn kém hơn. Một giả thuyết về mối tương quan tích cực giữa số tiền gửi về nhà và trình độ học vấn của người di cư cũng được giải thích qua thuyết lợi ích cá nhân (self-interest) của Poirine. Theo những gì Poirine gọi là “một thỏa thuận cho vay không chính thức”(“an informal loan agreement”) hay “mối quan hệ hợp đồng giữa hộ gia đình và người di cư” (“contractual relations between household and migrant”), người 4 Thành phố lớn được định nghĩa là thành phố trực thuộc Trung Ương, đối lập với thành phố vừa/

nhỏ, thị trấn hay các vùng nông thôn.

5 Không may là số liệu khảo sát này không có thông tin về tình trạng đăng ký của người nhập cư, thu nhập của họ, những điều kiện sống khác ở nơi đến, v.v… mà có thể tác động đến việc gửi tiền về

Một phần của tài liệu PIM_final_VIE (Trang 63 - 64)