Sức khỏe tâm thần và tinh thần

Một phần của tài liệu PIM_final_VIE (Trang 103 - 106)

9 3D là ba chữ cái đầu của 3 từ trong tiếng anh gồm Dirty (bẩn), Dangerous (nguy hiểm) và Demeaning (thấp kém) nhằm ám chỉ các công việc có 3 tính chất trên.

4.2.3 Sức khỏe tâm thần và tinh thần

Sức khỏe tâm thần và tinh thần của người trả lời được tiếp cận qua ba chỉ báo chính: 1) các cảm giác bồn chồn, lo lắng, cô đơn, suy nhược, mệt mỏi, dễ nổi nóng, cáu gắt xảy ra trong một tháng qua; 2) lo lắng về kinh tế, công việc, học tập và sức khỏe; và 3) mức độ hài lòng với đời sống tinh thần nói chung của người trả lời.

Các kết quả phân tích trong hình 20 cho thấy cảm giác bồn chồn lo lắng là biểu hiện thường gặp nhất với người trả lời ở tất cả các nhóm: có tới khoảng một nửa số người được hỏi trong tất cả các nhóm đã từng thường xuyên hoặc thỉnh thoảng trải qua cảm giác này trong một tháng trước thời điểm khảo sát. Cảm giác mệt mỏi suy nhược cũng tương đối phổ biến với gần một nửa số người trả lời đã từng thường xuyên hoặc thỉnh thoảng trải qua cảm giác này trong 1 tháng trước thời điểm khảo sát. Khác biệt rõ nét nhất giữa các nhóm dân số di cư và không di cư là việc trải qua cảm giác cô đơn: người di cư tạm thời, cả PTM và TTM, có tỷ lệ người đã trải qua cảm giác này cao hơn hẳn so với nhóm dân số di cư lâu dài và không di cư (trên dưới 40% so với trên dưới 20%). Kết quả này được kỳ vọng khi chúng ta đã biết đa số người di cư tạm thời có người thân

Bảng 30: Số ngày phải nghỉ do bị ốm theo tình trạng di cư

không

di cư lâu dàiDi cư lâu dàiDi cư tạm thờiTạm thời

Trung bình 9 11 6 4

Trung vị 3 3 2 2

100 Từ NôNg ThôN Ra ThàNh Phố

Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam

trong gia đình còn sống ở quê và có quy mô hộ gia đình ở thành phố chỉ bằng nửa so với người di cư lâu dài và không di cư. Ở các chỉ báo cảm giác khác, người di cư tạm thời cũng có xu hướng chịu nhiều thiệt thòi hơn nhưng sự khác biệt giữa các nhóm là không đáng kể.

Nhìn chung, người di cư tạm thời có tỷ lệ người đã từng trải qua ít nhất một trong số bốn biểu hiện trên trong vòng một tháng trước thời điểm khảo sát cao hơn đáng kể so với nhóm dân số di cư lâu dài và không di cư.

Bảng 31: Tỷ lệ đã trải qua ít nhất một trong bốn cảm giác trên trong tháng qua theo tình trạng di cư

không

di cư lâu dàiDi cư lâu dàiDi cư tạm thờiTạm thời

Thường xuyên 17 17 21 19

Thường xuyên hoặc

thỉnh thoảng 71 67 81 76

Hình 20: Các vấn đề sức khỏe tâm thần gặp phải trong tháng trước thời điểm khảo sát theo tình trạng di cư

70

Lo lắng Cô đơn Mệt mỏi Cáu gắt

Không di cư Di cư lâu dài Di cư tạm thời lâu dài Di cư tạm thời tạm thời 61 56 49 49 42 46 46 42 34 33 30 51 39 20 20 36 60 50 40 30 20 10 0

Trong bốn vấn đề kinh tế xã hội chính được hỏi, kinh tế và công việc là hai vấn đề mà người trả lời lo lắng nhiều nhất, sau đó đến sức khỏe và cuối cùng là học vấn.

Người di cư, đặc biệt là người di cư tạm thời phải lo lắng nhiều hơn người không di cư và người di cư lâu dài, đặc biệt với các vấn đề về kinh tế và công việc. Có tới 92% người TTM và 87% người PTM thường xuyên hoặc thỉnh thoảng lo lắng về vấn đề kinh tế; tỷ lệ này trong nhóm dân số di cư lâu dài thấp hơn một chút (ở mức 81%) và thấp nhất nhưng vẫn ở mức cao (70%) trong nhóm không di cư. Tương tự, lần lượt là 80%, 80%, 68% và 56% người TTM, PTM, di cư lâu dài và không di cư thể hiện sự lo lắng về vấn đề công việc.

Khoảng một nửa số người được hỏi ở tất cả các nhóm thường xuyên hoặc thỉnh thoảng lo lắng về vấn đề sức khỏe và khoảng một phần tư số người được hỏi ở tất cả các nhóm thường xuyên hoặc thỉnh thoảng lo lắng về vấn đề học vấn. Các kết quả phân tích cũng cho thấy không có sự khác biệt rõ ràng giữa các nhóm dân di cư và không di cư về hai vấn đề này.

Hình 21: Lo lắng về một số vấn đề kinh tế xã hội trong tháng trước thời điểm khảo sát theo tình trạng di cư

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 70 81 68 26 54 87 80 35 50 92 80 25 52 56 25 45

Lo lắng Cô đơn Mệt mỏi Cáu gắt

Kinh tế Việc làm Học vấn Sức khỏe

102 Từ NôNg ThôN Ra ThàNh Phố

Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam

Nhìn chung, tỷ lệ người dân hài lòng với đời sống tinh thần của mình ở tất cả các nhóm là tương đối cao: lần lượt 90%, 86%, 85% và 73% người KDC, di cư lâu dài, PTM và TTM hài lòng với đời sống tinh thần của mình. Với những khác biệt đã thấy trong các phần trên về cảm giác lo lắng cho các vấn đề khác nhau trong cuộc sống giữa các nhóm dân số di cư và không di cư cũng như các kết quả khác đã thấy như công việc và thu nhập, kết quả cho thấy tỷ lệ hài lòng với đời sống tinh thần thấp nhất trong nhóm TTM là hoàn toàn hợp lý.

Một phần của tài liệu PIM_final_VIE (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)