Những Thảo luận gần đây về việc cải cách của hệ Thống hộ khẩu

Một phần của tài liệu PIM_final_VIE (Trang 168 - 170)

những chính sách xã hội khác có liên quan

5.4 những Thảo luận gần đây về việc cải cách của hệ Thống hộ khẩu

của hệ Thống hộ khẩu

Như đã đề cập ở trên, Luật Cư Trú mới đây đã được thông qua bởi Quốc hội vào tháng 7 năm 2007. Trước và sau khi ban hành Luật này, trong số các nhà lập pháp đã có nhiều kiến nghị xem xét lại tính thiết yếu của hộ khẩu trong việc quản lý người di cư cũng như để cải cách hệ thống này.

Ở cấp độ cao nhất, trong những cuộc thảo luận để thông qua Dự án Luật Cư trú, các thành viên Quốc hội nhắc lại một quan tâm chung là hệ thống hộ khẩu có thể vi phạm quyền tự do cư trú được quy định rõ trong hiến Pháp. Trong các chương trình phát sóng gần đây, nhiều người dân và người làm luật tin rằng nhà nước, đặc biệt là Bộ Công an, sử dụng hệ thống hộ khẩu để tạo rào cản cho các cá nhân và gia đình di chuyển trong nước và trở thành cư dân thường trú ở nơi mới đến, tạo ra sự phân biệt giữa người nhập cư và người không nhập cư. Ngoài ra, điều đó cũng trở thành một ví dụ rõ ràng của sự quan liêu quá mức của chính phủ. Một báo cáo của Ủy ban Pháp Luật Quốc hội ước tính có trên 420 văn bản pháp lý về những giao dịch có yêu cầu hộ khẩu của các bên liên quan; và 380 văn bản vẫn có hiệu lực (Lao Động, 2007). Ngay cả các nhà lập pháp đã đồng ý rằng hệ thống hộ khẩu đôi khi bị “lạm dụng” trong nhiều hoạt động hành chính như giao dịch bất động sản, xin việc, và đăng ký trường học… Theo pháp luật,

hộ khẩu không còn là điều kiện cần có để xin việc làm trong nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều cơ quan nhà nước, đặc biệt ở các khu vực đô thị, vẫn giữ tâm lý hành chính của sự liên kết cũ giữa hộ khẩu và việc làm. Những nhà lập pháp chống lại hộ khẩu đề nghị rằng hoặc bãi bỏ hệ thống này và sử dụng chứng minh nhân dân được thêm thông tin về hộ gia đình của người sở hữu hoặc kết hợp hộ khẩu và chứng minh nhân dân thành một cái gọi là “giấy phép cư trú” hoặc “thẻ cư trú điện tử” - một phương pháp quản lý hiện đại hơn.

Cuối cùng, đa số đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như các quan chức cao cấp của Bộ Công an (cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo Luật Cư trú và quản lý hệ thống hộ khẩu) lập luận rằng việc duy trì hệ thống hành chính hiện hành bằng cách sử dụng hộ khẩu là “rất cần thiết” vì lợi ích

của trật tự xã hội và an ninh. Ngoài ra họ cũng khuyến cáo rằng các thủ tục đăng ký cần được cải thiện và đơn giản hóa, hơn là thay thế bằng một hệ thống mới, như “giấy phép cư trú” vì nó sẽ tạo ra các thủ tục lãng phí cho người dân và do cơ sở hạ tầng, phương tiện kỹ thuật, ngân sách và nguồn nhân lực hiện tại còn chưa đáp ứng được. Nhiều đại biểu cho rằng luật mới phải cung cấp quy định cụ thể cấm “lợi dụng” hộ khẩu, nghĩa là hộ khẩu

chỉ có thể được xem là chứng nhận cư trú, chứ không liên quan đến bất kỳ quyền lợi chính trị, kinh tế và xã hội khác nào của người dân. Trong cuộc thảo luận về việc cơ quan chính phủ nào phải chịu trách nhiệm quản lý hệ thống hộ khẩu, một đại biểu đã đề nghị cơ quan dân sự thay vì Bộ Công an như hiện nay.

Tóm lại, việc thiết kế và thi hành các chương trình và chính sách xã hội tại Việt Nam vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nơi cư trú. Điều này không cho phép người di cư hay người không đăng ký cư trú tiếp cận đến nhiều quyền lợi kinh tế xã hội khác nhau. Trừ khi những nguyên tắc dựa trên cơ sở nơi cư trú của hệ thống an sinh xã hội quốc gia hiện tại được xóa bỏ, người di cư từ thôn-đô thị vẫn tiếp tục bị loại trừ và cách ly khỏi sự tiến triển xã hội nhờ cải cách thị trường. Việc sửa đổi chính sách trước hết cần tăng khả năng cho người di cư tiếp cận các nguồn tài nguyên xã hội và kinh tế chính và thứ hai là công nhận tư cách pháp lý của người nhập cư tại nơi đến.

166 Từ NôNg ThôN Ra ThàNh Phố

Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam

Một phần của tài liệu PIM_final_VIE (Trang 168 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)