Tại thành phố

Một phần của tài liệu PIM_final_VIE (Trang 26 - 28)

Tại khu vự đô thị, chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất nhiều giai đoạn đối với người di cư và người không di cư (dân địa phương) đóng vai trò là nhóm chứng.

Tại mỗi thành phố, nhóm nghiên cứu chọn ngẫu nhiên một quận ở khu vực phố cổ và một quận ở khu vực mới phát triển. Trong mỗi quận, 3 phường có nhiều dân nhập cư được lựa chọn. Do người di cư thường đến sống và làm việc tại thành phố mà không đăng ký hộ khẩu, các điểm chọn mẫu không chỉ bao gồm nhà dân mà còn cả các khu nhà trọ của người di cư.

Bước tiếp theo, tại những phường được chọn, chúng tôi chọn ngẫu nhiên đối tượng phỏng vấn từ nhóm người di cư và người không di cư. Chúng tôi chỉ chọn những người tuổi từ 15 đến 50. Căn cứ theo mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi chỉ đưa vào mẫu những người mới di cư tạm thời lên thành phố. Chúng tôi định nghĩa người không di cư - nhóm chứng - là những người sinh ra và có hộ khẩu thường trú tại thành phố. Khung chọn mẫu cho nhóm này căn cứ theo hệ thống hộ khẩu có sẵn tại địa phương. Dựa vào đó các hộ gia đình không di cư được lựa chọn và sau đó 1 đến 2 thành viên không di cư ở mỗi hộ gia đình sẽ được phỏng vấn.

Người nhập cư là những người đến từ vùng nông thôn trong vòng 6 tháng trở lại trước thời điểm phỏng vấn và là những người không có hộ khẩu thường trú ở thành phố nơi họ đến. Phần lớn người di cư sống ở các khu nhà trọ. Chúng tôi lập danh sách các khu nhà trọ và chọn ngẫu nhiên ra một số nhà trọ, sau đó phỏng vấn từ 1 đến 4 người di cư tại mỗi nhà trọ1. Các nghiên cứu trước đây cho rằng hầu hết những người di cư này đều thuộc dạng nghèo, dễ bị tổn thương và bị cách ly xã hội, tuy nhiên những lao động này lại thường xuyên đóng vai trò cần thiết cho sự phát triển kinh tế đô thị2. Cần lưu ý là sinh viên, cảnh sát và bộ đội không được tính vào mẫu người di cư.

Cuộc điều tra ở địa phương đến do vậy được thực hiện ở 4 quận và 12 phường tại hai thành phố hà Nội và hồ Chí Minh. Khoảng 1.200 người di cư tại 800 điểm và 1.000 người không di cư từ khoảng 700 hộ gia đình đã được tiếp cận và phỏng vấn.

hai bảng hỏi được xây dựng để thu thập các dữ liệu định lượng từ người di cư và không di cư. hai nhóm đều được hỏi các câu hỏi tương tự về các đặc điểm nhân khẩu và xã hội của họ, nghề nghiệp, điều kiện việc làm, tiền lương và phúc lợi lao động, cũng như đào tạo nghề nghiệp và thăng chức. giả thiết ở đây là người di cư nhiều khả năng là phải làm những công việc tay chân, thu nhập thấp và bấp bênh tại các thị trường lao động tại thành phố. Trên thực tế nhiều người trong số họ phải làm các công việc 3D, những công việc thiết yếu trong nền kinh tế đô thị nhưng lại bị người dân địa phương từ chối. Ngay cả khi người di cư và không di cư làm cùng một loại công việc, nhiều khả năng người di cư nhận được mức lương thấp hơn với ít hoặc không có phúc lợi, ít cơ hội được đào tạo nghề và thăng chức, v.v… so với người không di cư. Những vấn đề quan trọng khác liên quan đến việc làm bao gồm quan điểm của người di cư và người không di cư đến các công việc khác nhau ở thành phố, nguyện vọng việc làm, thái độ và cách đối xử của người không di cư đối với người di cư và ngược lại.

Một phần quan trọng khác của bảng câu hỏi là mức độ sử dụng dịch vụ công cộng của người di cư so với người không di cư. Do đó, các câu hỏi về khả năng tiếp cận (cho phép/không cho phép; điều kiện để tiếp cận) và sự sử dụng dịch vụ công cộng (sử dụng/không sử dụng; trong/ngoài thành phố; nhà nước/tư nhân; miễn phí/mất phí; chi phí cao/chi phí thấp) như là chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà đất, và các tiện ích (điện, nước, điện thoại, v.v…) đều được hỏi ở cả hai nhóm. giả thiết mà chúng tôi muốn kiểm định ở đây là người di cư sử dụng các dịch vụ đó ít hơn và với giá cao hơn, do đó không tạo nên áp lực nặng cho dịch vụ công cộng. Ngoài ra một số người di cư có xu hướng quay trở về quê hương để tiếp cận các dịch vụ với giá cả phải chăng, rẻ hơn hoặc miễn phí. Khi so sánh các dữ liệu tiêu thụ của hai nhóm, nhiều khả năng có thể thấy người di cư nói chung bị hạn chế tiếp cận các dịch vụ đó vì thực tế là họ không được xem như là cư dân địa phương và không có hộ khẩu - điều kiện tiên quyết để được nhận dịch vụ. Trong trường hợp người di cư có thể mua các dịch vụ, họ phải trả mức giá cao hơn so với người địa phương.

24 Từ NôNg ThôN Ra ThàNh Phố

Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam

Bảng hỏi dành cho người di cư cũng có các câu hỏi liên quan đến việc gửi tiền về nhà, mục đích , thói quen tiết kiệm, mạng lưới xã hội của người di cư cũng như những mối ràng buộc của họ với mạng lưới đó.

Đối với bảng hỏi cho người không di cư, bên cạnh các câu hỏi trên, một mục KaP3 sẽ được bổ sung vào để tìm hiểu nhận thức, thái độ và cách ứng xử của họ đối với người di cư. Như quan sát cho thấy, dân cư đô thị hiểu giá trị của việc di cư lên thành thị qua hàng loạt sản phẩm và đặc biệt là những dịch vụ mà họ nhận được bởi kết quả của sự trao đổi giữa nông thôn-thành thị. Một bộ phận quan trọng của tầng lớp trung lưu thành thị thậm chí có thể điều chỉnh chi phí cơ hội cho họ bằng cách thuê người giúp việc. Sự nhập cư vào thành phố cũng góp phần làm phong phú văn hóa và thúc đẩy đô thị hóa. Rõ ràng có một sự không đồng nhất giữa quan điểm của nhà nước và quan niệm xã hội về di cư, và điều này sẽ được kiểm chứng qua phân tích của những số liệu thực địa.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng tìm hiểu những vấn đề về hòa nhập giữa người mới đến và người dân địa phương. Tại nhiều quốc gia, hòa nhập là một vấn đề khó khăn, đặc biệt là giữa các nhóm dân tộc khác nhau. Trong bối cảnh đô thị Việt Nam, câu hỏi đặt ra chủ yếu là về những hạn chế trong chính sách và thủ tục. Một khi những thay đổi về chính sách được thực hiện, hòa nhập chắc chắn sẽ được thúc đẩy, và thực trạng cô lập cũng như cách ly cộng đồng di cư sẽ được cải thiện. Nghiên cứu tập trung vào cơ sở xã hội của sự cô lập qua đó có thể rút ra những gợi ý về chính sách.

Một phần của tài liệu PIM_final_VIE (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)