Lực đẩy và lực húT Trong quá Trình ra quyếT định Di cƯ

Một phần của tài liệu PIM_final_VIE (Trang 32 - 34)

Nguyễn Thị Phương Thảo

2.1lực đẩy và lực húT Trong quá Trình ra quyếT định Di cƯ

ra quyếT định Di cƯ

Lưu ý rằng vì chủ đề chính của nghiên cứu là về tác động đến kinh tế của lao động nhập cư nên chúng tôi không đưa vào mẫu phân tích trẻ em dưới 6 tuổi và những người lên thành phố để đi học. Những gia đình di cư trong nghiên cứu này là những hộ có ít nhất một thành viên đang sống và/hoặc làm việc ở thành phố tại thời điểm phỏng vấn. Những gia đình không di cư là những hộ không có thành viên nào di cư theo như miêu tả ở trên. Theo những định nghĩa này, mẫu phân tích của chúng tôi bao gồm 1.702 người di từ 1.199 hộ gia đình di cư; và 671 hộ gia đình không di cư.

Việc di cư ở các vùng nông thôn Việt Nam phần lớn được các thành viên lớn đã trưởng thành trong gia đình cùng quyết định. Số liệu từ cuộc điều tra MIS cung cấp một bức tranh tổng quát về những lý do chính giúp thúc đẩy các hộ gia đình gửi người lên thành phố.

Như ta có thể thấy ở hình 1, hơn một nửa số người di cư rời quê hương lên thành phố do họ không hài lòng với công việc và mức thu nhập ở quê và hy vọng sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn ở thành phố. Cứ bốn người di cư thì có một người đi do gia đình thiếu đất canh tác và/hoặc thiếu việc làm hay thất nghiệp lâu năm. Kết hợp các lý do này lại thì ta có thể thấy nguyên nhân kinh tế giải thích cho 80% việc di cư, do đó cần được xem xét như là động lực chính hay là mục đích chính của việc di cư.

Xếp thứ hai ngay sau lý do kinh tế là giáo dục, với 13,3% tổng số người di cư ra thành phố để học tập. Rõ ràng giáo dục không chỉ là một yếu tố của chọn lọc di cư như đã nêu ở trên mà còn là nguyên nhân trực tiếp của di cư. Thực tế thì nhiều người di cư sau khi học xong đã quyết định ở lại để sống và làm việc ở thành phố chứ không trở lại quê hương, khi khoảng cách về cơ hội và điều kiện sống giữa các khu vực thành thị và nông thôn ngày càng gia tăng. Các lý do di cư khác chiếm tỷ lệ không đáng kể, bao gồm các vấn đề gia đình (hôn nhân, đoàn tụ gia đình, sống với người thân) chiếm 3,5%. Một số ít người (gần 3%) di cư do bị thu hút bởi lối sống đô thị.

So sánh giữa hai tỉnh cho thấy tình trạng thiếu công ăn việc làm hoặc đất canh tác đã giải thích cho tỷ lệ di cư cao hơn ở Tiền giang (32,4%). Con số này ở Thái Bình thấp hơn nhiều, 14,3% (sự khác biệt giữa hai tỉnh này là đáng kể về thống kê với xác suất <0,05 trong các Chi2 test). Ở tỉnh này có nhiều người di cư theo kiểu con lắc. họ không ra định cư lâu dài ở thành phố mà vẫn giữ đất đai canh tác ở quê và tham gia các hoạt động nông nghiệp, nhưng vẫn có thể ra thành phố tìm việc làm tạm thời trong các dịp nông nhàn. Tình trạng này giải thích cho tỷ lệ di dân do thiếu công ăn việc làm (ở quê) và đất canh tác ở tỉnh này thấp hơn so với Tiền giang. Từ Tiền giang, hầu hết người di cư ra làm việc ở các khu chế xuất và khu công nghiệp. Do đó bản chất công việc của họ là lâu bền và ổn định hơn so với việc làm của người di cư tạm thời ở Thái Bình.

Hình 1: Lý do di cư

Khác Muốn thay đổi môi trường sống Kết hôn, đi theo gia đình Đi học 2.0 2.7 3.4 13.3 18.2 0 5 10 15 20 % 25 30 35 40 23.3 37.0 Không hài lòng với công việc và thu nhập

Không có việc/đất ở nơi ở cũ Đã có việc tốt hơn ở thành phố

30 Từ NôNg ThôN Ra ThàNh Phố

Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam

Một phần của tài liệu PIM_final_VIE (Trang 32 - 34)