Dòng lưu chuyển từ thành phố về nông thôn trong 12 tháng trước thời điểm khảo sát

Một phần của tài liệu PIM_final_VIE (Trang 119 - 125)

9 3D là ba chữ cái đầu của 3 từ trong tiếng anh gồm Dirty (bẩn), Dangerous (nguy hiểm) và Demeaning (thấp kém) nhằm ám chỉ các công việc có 3 tính chất trên.

4.3.2 Dòng lưu chuyển từ thành phố về nông thôn trong 12 tháng trước thời điểm khảo sát

tháng trước thời điểm khảo sát

Tiền và hiện vật gửi từ thành phố về nông thôn

Trên dưới một nửa số người di cư tại thành phố gửi tiền hoặc hiện vật về cho gia đình hay người thân ở nông thôn. Tuy thu nhập của người di cư tạm thời, đặc biệt là nhóm TTM, thấp hơn nhưng họ lại là những người có tỷ lệ người gửi tiền về quê (55%) cao hơn đáng kể so với những người di cư lâu dài (45%). Kết quả này một lần nữa phản ánh những mối quan hệ hay ràng buộc khăng khít hơn giữa người di cư tạm thời với người thân ở quê so với người di cư lâu dài.

Hình 36: Tỷ lệ người cảm thấy họ bị phân biệt đối xử theo tình trạng di cư

0.8 2.5 2.5 5.3 11.7 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Di cư lâu dài

Không di cư Di cư tạm thời

116 Từ NôNg ThôN Ra ThàNh Phố

Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam

Hình thức trợ giúp người thân ở quê

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự dễ dàng trong việc chuyển tiền qua các hình thức gửi bảo đảm với chi phí hợp lý, việc chuyển tiền mặt cho người thân đã trở nên phổ biến. Trên 90% người di cư trợ giúp người thân ở quê bằng tiền mặt trong khi chỉ có dưới một phần năm những người di cư đã từng trợ giúp người thân bằng hiện vật trong 12 tháng trước thời điểm khảo sát. Các kết quả phân tích cho thấy không có sự khác biệt rõ ràng giữa các nhóm dân số di cư trong hình thức trợ giúp gia đình.

Hình 37: Tỷ lệ người gửi tiền hay hiện vật cho người thân ở quê theo tình trạng di cư

44.9 54.3 56.6 54.3 56.6 0 10 20 30 40 50 60

Di cư lâu dài Di cư tạm thời lâu dài Di cư tạm thời tạm thời

Hình 38: Hình thức trợ giúp người thân ở quê trong lần gần nhất theo tình trạng di cư 11.6 16.8 15.4 91.9 95.8 96.1 1.2 0 1.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Di cư lâu dài Di cư tạm thời lâu dài

Bằng hiện vật Bằng tiền Khác

Di cư tạm thời tạm thời

Giá trị các khoản gửi về

Mặc dù thu nhập của người di cư tạm thời, đặc biệt là TTM thấp hơn đáng kể so với người di cư lâu dài, giá trị trung bình của tiền và hiện vật mà mỗi người di cư tạm thời, nhất là nhóm TTM, gửi về cho gia đình và người thân ở quê lại cao hơn rất đáng kể so với giá trị tiền và hiện vật mà mỗi người di cư lâu dài gửi về cho người thân ở quê.

Nếu chỉ xét tiền gửi về, khoảng một nửa số người di cư tạm thời gửi từ 3 triệu đồng trở lên về cho gia đình ở quê trong 12 tháng qua; trong khi đó, con số này ở nhóm dân số di cư lâu dài chỉ là 2 triệu đồng một năm. Nếu xét chung cả tiền mặt và hiện vật gửi về sau khi quy đổi giá trị hiện vật ra tiền, có khoảng một nửa số người TTM gửi trung bình từ 4 triệu đồng trở lên trong một năm cho người thân ở quê (trung vị tiền gửi); số tiền này cao hơn so với số tiền trung vị mà nhóm PTM gửi về cho người thân ở quê (3 triệu đồng một năm) và cao hơn hẳn số tiền trung vị mà những người di cư lâu dài gửi về cho người thân ở quê (2,3 triệu).

Mức độ giúp ích của các khoản gửi về cho những người ở quê

Người di cư có mức độ di cư tạm thời càng cao thì càng có tỷ lệ cao hơn trong nhóm cho rằng các khoản gửi về của họ giúp ích được nhiều cho gia đình ở quê. Tỷ lệ người di cư lâu dài, PTM và TTM cho rằng các khoản gửi về của họ giúp ích nhiều hoặc đáng kể cho gia đình họ ở quê lần lượt là 65%, 82%, và 92%. Ở mức giúp ích nhiều cho gia đình ở quê, các tỷ lệ này với ba nhóm tương ứng lần lượt là 19%, 28% và 45%.

Bảng 33: Số tiền và giá trị hàng gửi về theo tình trạng di cư

Di cư

lâu dài lâu dàiDi cư tạm thờiTạm thời

Số tiền gửi trung bình Trung bình 3.482.386 4.191.146 4.558.538

Trung vị 2.000.000 3.000.000 3.000.000

giá trị gửi trung bình (cả tiền

và hiện vật) Trung bình 3.903.409 5.242.292 5.182.095

118 Từ NôNg ThôN Ra ThàNh Phố

Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam

Trợ giúp gia đình ở quê lúc mùa vụ

Bên cạnh giúp đỡ gia đình qua các khoản tiền hay hàng gửi về, nhiều người di cư, nhất là TTM, còn trực tiếp về giúp đỡ gia đình trong các tháng mùa vụ. Tỷ lệ người di cư lâu dài về giúp đỡ gia đình trong các tháng mùa vụ tương đối thấp, chỉ chiếm 5% tổng số người di cư lâu dài. Tuy nhiên, số người PTM và TTM về quê giúp gia đình trong các tháng mùa vụ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng dân số của nhóm; tỷ lệ này với hai nhóm trên lần lượt là 10% và 20%.

Hình 39: Mức độ giúp ích của các khoản gửi về cho người thân ở quê theo đánh giá của người trả lời theo tình trạng di cư

18.6 28.1 45.3 46.5 54.2 46.9 34.9 17.7 7.8 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Di cư lâu dài

Rất ít hoặc không giúp ích gì Ít Rất nhiều

Di cư tạm thời lâu dài Di cư tạm thời tạm thời

Hình 40: Tỷ lệ người di cư về quê trong các tháng mùa vụ theo tình trạng di cư

5.1 9.6 9.6 20.1 0 5 10 15 20 25

Di cư lâu dài Di cư tạm thời

Mô hình tương tự về sự hỗ trợ của người di cư cho người thân ở quê được tìm thấy khi phân tích sự hỗ trợ của người di cư trong phát triển sản xuất kinh doanh: người di cư tạm thời và đặc biệt là TTM có tỷ lệ người di cư giúp đỡ người thân ở quê cao hơn so với người di cư lâu dài. Tỷ lệ này trong 3 nhóm dân di cư lâu dài, PTM và TTM lần lượt là 9%, 28% và 34%.

Tuy nhiên, có một tỷ lệ lớn (trên dưới một nửa) người di cư ở tất cả các nhóm trong số này cho rằng hỗ trợ của họ chủ yếu chỉ là hỗ trợ tinh thần. Phương thức hỗ trợ của các nhóm di cư cũng tương đối khác nhau. Người di cư lâu dài có tỷ lệ người hỗ trợ lớn hơn trong các hỗ trợ gián tiếp như giới thiệu việc làm, cung cấp công cụ sản xuất, cung cấp thông tin, và giới thiệu đối tác làm ăn. Người di cư tạm thời có tỷ lệ người hỗ trợ lớn hơn trong các hỗ trợ trực tiếp như hỗ trợ bằng tiền hay nhân lực.

Hỗ trợ thông tin qua giao tiếp giữa người di cư và gia đình ở quê

Ngoài những hỗ trợ trực tiếp, người di cư cũng có thể giúp đỡ người thân ở nhà qua việc chia sẻ thông tin khi trao đổi trực tiếp hay qua điện thoại. Khi được hỏi về nội dung các cuộc trao đổi giữa người di cư và người thân ở quê, người di cư cho biết chủ đề hay được nói đến nhất là chăm sóc sức khỏe, sau đó đến việc kinh doanh sản xuất; các vấn đề văn hóa xã hội và

Hình 41: Các phương thức hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh theo tình trạng di cư 4.4 8.3 2.9 2 52.8 66.7 49 2.8 0 0.5 5.4 24.6 21.8 19.4 17.4 8.6 5.6 17.1 25.9 8.3 2.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Di cư lâu dài

Giới thiệu việc làm Hỗ trợ tinh thần Cung cấp phương tiện sản xuất

Tiền Thông tin Lao động Giới thiệu đối tác làm ăn

Di cư tạm thời lâu dài

Di cư tạm thời tạm thời

120 Từ NôNg ThôN Ra ThàNh Phố

Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam

Một lần nữa có thể thấy vai trò của điện thoại trong giao tiếp giữa người di cư và người thân ở quê. Có đến trên hai phần ba số người di cư (75% người di cư lâu dài, 68% người PTM và 69% người TTM) trao đổi với người thân ở nhà qua điện thoại. Bên cạnh đó, khoảng trên dưới một phần tư số người di cư trao đổi với người thân ở quê qua các lần về thăm nhà.

Hình 42: Nội dung thông tin giao tiếp giữa người di cư và người thân ở quê theo tình trạng di cư

96.4 91 94.5 91 94.5 48 70.1 62.7 37.4 60.5 44.3 39.4 56.5 51.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Di cư lâu dài Di cư tạm thời

lâu dài Di cư tạm thời tạm thời

Chăm sóc sức khỏe

Giáo dục

Sản xuất, kinh doanh, thị trường

Các vấn đề văn hóa xã hội

Hình 43: Các hình thức liên lạc chính theo tình trạng di cư

23.6 29.3 29.2 74.7 68.3 69.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Di cư lâu dài

Trực tiếp qua các lần về thăm nhà Điện thoại

Di cư tạm thời

Trên một phần ba số người di cư lâu dài và trên một nửa số người di cư tạm thời có giao tiếp với người thân ở quê cho rằng việc chia sẻ thông tin qua các lần giao tiếp như vậy giúp ích nhiều hoặc rất nhiều cho người thân ở quê. Thêm vào đó, khoảng 46% số người di cư lâu dài, 30% số PTM và 36% số TTM cho rằng những giao tiếp như vậy cũng hữu ích nhưng không nhiều đối với người thân ở quê.

Một phần của tài liệu PIM_final_VIE (Trang 119 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)