Theo sắc lệnh về cácvi phạm hành chính số 04/2008/PL-UBTVQH12, người sử dụng ma túy và hành nghề mại dâm là vi phạm hành cính và bị quản chế trong các Trung tâm do Bộ LDTBXH quản lý trong thời gian lên tới 2 năm.

Một phần của tài liệu Báo cáo quốc gia về tiến độ chương trình AIDS toàn cầu (Trang 28 - 30)

- Nghị định 94/2010/NĐCP ngày 09 tháng 09 năm 2010 Quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng

22 Theo sắc lệnh về cácvi phạm hành chính số 04/2008/PL-UBTVQH12, người sử dụng ma túy và hành nghề mại dâm là vi phạm hành cính và bị quản chế trong các Trung tâm do Bộ LDTBXH quản lý trong thời gian lên tới 2 năm.

dâm là vi phạm hành cính và bị quản chế trong các Trung tâm do Bộ LDTBXH quản lý trong thời gian lên tới 2 năm. Những trung tâm này được gọi là 05 cho phụ nữ mại dâm và 06 cho người sử dụng ma túy.

- Mặc dù Luật Phòng chống ma túy đã được sửa đổi không phân biệt đối xử việc sử dụng ma túy theo Pháp lệnh vi phạm hành chính, tăng cường tính nhất quán chung của luật này với Luật phòng chống HIV, ma túy vẫn còn là một hành vi vi phạm hành chính, những người sử dụng ma túy bị quản chế hành chính cho đến hai năm. Điều này là một rào cản đối với việc cung cấp các dịch vụ về HIV hiệu quả.

- Ngoài ra, một số trở ngại pháp lý mới có thể ảnh hưởng đến khả năng các chương trình HIV tiếp cận quần thể chính có nguy cơ nhiễm HIV cao. Nghị định 94/2009/ND-CP, hướng dẫn thực hiện Luật chống ma tuý sau khi có Chỉ thị 2009/21, có nguy cơ sẽ tạo ra một môi trường pháp luật xử phạt nặng hơn đối với những người nghiện chích. Theo luật mới này, người phạm tội sử dụng ma túy lặp lại sẽ chịu thêm một thời gian "quản lý sau cai nghiện” từ một đến hai năm. Do người bị giam giữ có quyền truy cập hạn chế đến các dịch vụ HIV, biện pháp này có thể cản trở thêm nỗ lực phòng chống HIV với những người tiêm chích ma túy cũng như cung cấp điều trị HIV và chăm sóc người có HIV trong các cơ sở này.

Tình trạng này có thể cải thiện trong tương lai gần vì Chính phủ đã đệ trình lên Quốc hội một dự thảo luật về xử phạt hành chính mà nếu được thông qua với nội dung như hiện nay (cuối 2011) thời hạn cho các cá nhân bị cáo buộc vi phạm hành chính sẽ được cải thiện việc giam giữ hành chính sẽ bị loại bỏ, không còn là một hình thức xử phạt việc mại dâm. Việc loại bỏ nguy cơ sẽ bị giam giữ sẽ tạo ra một môi trường trong đó những người làm nghề mại dâm cảm thấy thoải mái hơn khi tìm kiếm các biện pháp chăm sóc sức khỏe và giảm tác hại, bao gồm cả bao cao su.

Năm 2010-2011, kết quả của những nỗ lực lồng ghép HIV vào các chương trình bình đẳng giới, với mục tiêu liên quan đến HIV được hiện thực hóa trong Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới 2011-2020 và Kế hoạch hành động về bình đẳng giới trong y tế 2011-2015 và được coi là thước đo của sự tiến bộ cho phụ nữ sống chung với HIV, có nguy cơ hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV. Tuy nhiên, cần có các sáng kiến chính sách bổ sung để giải quyết vấn đề tiếp cận cụ thể của phụ nữ với can thiệp dự phòng, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ HIV, đặc biệt là những người làm nghề mại dâm (thường kiêm luôn tiêm chích ma túy) và các bạn tình của những nam giới có các hành vi nguy cơ. Đã bị gạt ra ngoài lề bởi hành vi bán dâm, những phụ nữ hành nghề mại dâm có HIV còn bị kỳ thị gấp đôi và gặp khó khăn trong việc tiếp cận việc làm thay thế, giáo dục và các dịch vụ hỗ trợ xã hội.

Các chương trình phòng chống HIV/AIDS hiện nay không giải quyết đầy đủ trách nhiệm của cá nhân phải bảo vệ bạn tình của họ hoặc phải đối đầu với các vấn đề nhạy cảm giới của sự mất cân bằng về quyền trong các mối quan hệ tình dục, và chính sách và pháp luật về sức khỏe sinh sản và HIV chưa phản biện đầy đủ về mối quan hệ quyền lực giữa nam giới và phụ nữ, đặc biệt là trong quan hệ tình dục.

Một loạt các văn bản đã ra đời nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai MMT. Quyết định 96/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bao gồm việc cung cấp dịch vụ dự phòng, điều trị và chăm sóc HIV trong các trại cải tạo, trong đó có trại giam và trung tâm 05/06. Nghị định 6/5 117/2011 /NĐ-CP quy định về chăm sóc sức khỏe cho những người ở trong tù, bao gồm cả những người sống với HIV, Quyết định 15/QĐ-TTg hướng dẫn việc thực hiện dự án Quỹ Toàn cầu về dự phòng, điều trị và chăm sóc HIV trong các cơ sở khép kín. Công tác chuẩn bị cũng đang được triển khai để cung cấp MMT trong các cơ sở khép kín, với công tác đào tạo đã được tiến hành và các tài liệu truyền thông đã được sản xuất. Tuy nhiên, việc cung cấp vẫn chưa được triển khai. Các can thiệp khác, bao gồm các dịch vụ giáo dục, phòng ngừa và điều trị, đã được thực hiện ở 15 tỉnh,

nhưng vẫn còn rất hạn chế. Hiện nay, ART không có sẵn trong các trại giam mặc dù vào năm 2011 ART đã được cung cấp trong Trung tâm 05/06 tại 35 tỉnh, thành phố thông qua các hoạt động dự án Quỹ toàn cầu được thực hiện bởi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tại các trung tâm 05/06 của 31 tỉnh thực hiện dự án Quỹ toàn cầu và 3 tỉnh thực hiện dự án Khu vực châu Á do AusAID tài trợ (HAARP) hiện đang cung cấp các Tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT) và thông tin giáo dục truyền thông.

Những cố gắng thực thi Luật về HIV năm 2006 vẫn còn hạn chế do thiếu nhận thức và sự hiểu biết của cả từ phía người có quyền và người có nghĩa vụ. Nhiều chương trình đã được xây dựng để nâng cao nhận thức về quyền của người sống với HIV. Đến nay, đã có 5 phòng hỗ trợ pháp luật và 1 đường dây nóng chuyên hỗ trợ về HIV/AIDS đã được thành lập. Ngoài ra, hiện cũng đã có một cẩm nang đào tạo về HIV và Luật được xây dựng nhằm giúp những người sống với HIV, những người làm việc với họ và những người đưa ra quyết định ảnh hưởng đến họ tìm hiểu về các quyền của người sống với HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV và quần thể chính có nguy cơ. Nhiều nỗ lực và cũng đã được thực hiện để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ pháp lý, bao gồm hệ thống trợ giúp pháp lý nhà nước cho các nhóm đối tượng bao gồm cả người có HIV và các công ty luật tư nhân cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí hoặc giảm chi phí cho những người có HIV. Tuy nhiên, các cơ sở này cần được tăng cường năng lực hơn nữa, đặc biệt là khi vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn là một rào cản đáng kể đối với tiếp cận các dịch vụ dự phòng, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ HIV. Trong khi đó, trong Luật bảo hiểm y tế vẫn còn những thiếu hụt trong trong việc bao phủ bảo hiểm cho người có HIV.

3. Dự phòng lây nhiễm HIV

Thông tin, giáo dục và truyền thông (IEC) và Truyền thông thay đổi hành vi (BCC)

Các hoạt động Thông tin, Giáo dục và Truyền thông (IEC) và Truyền thông thay đổi hành vi (BCC) đã được thực hiện có tính phối hợp,đa ngành và dưới các hình thức khác nhau ở tất cả các cấp trong toàn quốc. Tạp chí, chương trình truyền hình, báo chí, bản tin, áp phích, biểu ngữ, tờ rơi và các chiến dịch đề cao các thông điệp quan trọng về HIV đã được chuyển tới các quần thể chính có nguy cơ cao cũng như người dân nói chung. Các hoạt động IEC/BCC bao gồm đào tạo, giáo dục đồng đẳng trong các nhóm quần thể chính có nguy cơ cao, tư vấn, thiết lập đường dây nóng, các cuộc thi chạy, chương trình giáo dục giải trí, những câu chuyện và triển lãm ảnh. Bộ Y tế, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc cùng thực hiện Kế hoạch hành động chung mang tên "Toàn dân tham gia phòng, chống HIV trong cộng đồng" tiếp cận tới khoảng 17 triệu người. Các Bộ khác cũng đã tiến hành các hoạt động IEC/BCC để tiếp cận với dân di biến động, người di cư, thanh niên và thanh thiếu niên với những thông điệp và dịch vụ phòng chống HIV.

Thanh niên là một trong các nhóm mục tiêu ưu tiên của chương trình IEC/BCC. Kết quả của MICS4 2010-2011 cho thấy 51,5% phụ nữ trong độ tuổi 15-24 đã xác định chính xác các đường lây nhiễm HIV và loại bỏ chính xác quan niệm sai lầm về lây nhiễm HIV (xem biểu đồ 16) 23. Tỷ lệ này hơi cao hơn so với phát hiện của cuộc điều tra SAVY 2009 (44,1% nam và 40,8% phụ nữ ở cùng độ tuổi).24 Trong số các phụ nữ tuổi từ 15-24 tuổi, 0,32% cho biết có quan hệ tình dục 23 Điều tra đánh giá các chỉ số mục tiêu (MICS4). Tổng cục Thống kê, 2010 và 2011. Không có khảo sát nào gần

đây đưa ra các con số tương tự cho nam giới ở cùng độ tuổi.

Một phần của tài liệu Báo cáo quốc gia về tiến độ chương trình AIDS toàn cầu (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w