Báo cáo thường xuyên D28 2011.VAAC,

Một phần của tài liệu Báo cáo quốc gia về tiến độ chương trình AIDS toàn cầu (Trang 34 - 35)

- Nghị định 94/2010/NĐCP ngày 09 tháng 09 năm 2010 Quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng

34 Báo cáo thường xuyên D28 2011.VAAC,

Dự phòng lây truyền từ mẹ sang con (PLTMC)

Vào cuối năm 2011, dịch vụ PLTMC đã có tại 226 điểm, trong đó có 133 điểm cung cấp các dịch vụ toàn diện, bao gồm cả ART cho phụ nữ và trẻ em. Đây chỉ là một sự tăng nhẹ so với 223 điểm cung cấp các dịch vụ như vậy trong năm 2009. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, phạm vi bao phủ trên nhóm "phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV và biết kết quả của họ", và "phụ nữ mang thai nhiễm HIV dương tính được nhận thuốc ARV dự phòng cho PLTMC" tăng từ 480.814 (21% của tất cả các phụ nữ mang thai ) và 1372 (32,3% phụ nữ mang thai nhiễm HIV dương tính ước tính) trong năm 2009 lên 690.108 (36%) và 1838 (49%) trong năm 2010,35. Điều này cho thấy rằng sau khi mở rộng dịch vụ nhanh chóng trong từ năm 2007-08, chương trình hiện nay đang ở giai đoạn cải thiện chất lượng dịch vụ. (Hình 1) Trong số 1.809 phụ nữ mang thai được xác định dương tính với HIV trong thời kỳ mang thai, 1.838 bà mẹ và 1.730 trẻ sơ sinh được nhận thuốc ARV dự phòng trong năm 2010. Khảo sát dân số của Tổng cục Thống kê khẳng định rằng 28,6% phụ nữ sinh con trong năm 2010 và 2011 đã được xét nghiệm HIV và nhận được kết quả.36

Biểu đồ 17. Tiến bộ của bao phủ của PLTMC 2006-2011

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những thách thức lớn trong lĩnh vực này. Mặc dù phạm vi bao phủ của chăm sóc tiền sản cao, nhiều phụ nữ mang thai chỉ được xét nghiệm khi chuyển dạ hơn là xét nghiệm từ giai đoạn sớm hơn trước đó: trong năm 2011, 42% phụ nữ được báo cáo đã được xét nghiệm khi sinh, không phải trong quá trình thăm khám thai.37 Việc xét nghiệm muộn cản trở các phụ nữ nhiễm HIV dương tính nhận được phác đồ điều trị tối ưu

Các con số ước tính cũng cho thấy một tỷ lệ đáng kể số người mới nhiễm HIV trong phụ nữ là do hành vi nguy cơ cao của người chồng. Hoạt động dự phòng cho những phụ nữ này do đó cần phải được cải thiện, cũng như các hoạt động nhằm làm giảm mang thai ngoài ý muốn ở những phụ nữ sống chung với HIV.

Trong tháng 6/2011 Bộ Y tế đã mời Nhóm công tác liên cơ quan về trẻ em bị ảnh hưởng bởi AIDS và tiến hành một đánh giá phần kỹ thuật của chương trình PLTMC, với các thành viên là nhóm chuyên gia quốc tế và từ CDC, UNICEF, WHO và UNAIDS khu vực. Đánh giá chung đã công nhận rằng chương trình đã đạt được kết quả ấn tượng trong một thời gian ngắn, được hỗ trợ bởi sự lãnh đạo và cam kết mạnh mẽ, một khuôn khổ pháp lý và chính sách mạnh mẽ, kiến thức tốt về dịch bệnh, quan hệ đối tác mạnh, và năng lực kỹ thuật các cấp. Tuy nhiên, bản đánh giá cũng lưu ý rằng độ bao phủ vẫn còn hạn chế, chủ yếu là do cách tiếp cận phân mảnh riêng lẻ của các dự án sử dụng vốn tài trợ và sự phức tạp của cấu trúc quản lý.

Độ bao phủ toàn diện của việc xét nghiệm trước khi sinh là một điều kiện tiên quyết để loại bỏ LTMC. Đạt được điều này đòi hỏi một sự thay đổi kết cấu chương trình, với việc đưa PLTMC trở thành một phần của chăm sóc tiền sản được thực hiện theo các chương trình sức khỏe sinh sản / 35 Báo cáo Tiếp cận phổ cập Việt Nam 2008, 2009 và 2010.

36Điều tra đánh giá các chỉ số mục tiêu 2010-2011. Tổng cục thống kê, 2011.

Một phần của tài liệu Báo cáo quốc gia về tiến độ chương trình AIDS toàn cầu (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w