Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2011-2020 vàtầm nhìn tới năm 2030 đã bao gồm vai trò của xã hội dân sự trong việc cung cấp các dịch vụ, và điều này đang từng bước nhận được sự thừa

Một phần của tài liệu Báo cáo quốc gia về tiến độ chương trình AIDS toàn cầu (Trang 104 - 109)

vai trò của xã hội dân sự trong việc cung cấp các dịch vụ, và điều này đang từng bước nhận được sự thừa nhận lớn hơn, mặc dù theo một cách tương đối chung chung, ví dụ như “điều trị và chăm sóc dựa vào cộng đồng”. Một số tổ chức quần chúng, như Hội Phụ nữ và VUSTA, được xác định là đối tác thực hiện. Các tổ chức xã hội dân sự đã yêu cầu có một phần thêm trong Chiến lược quốc gia nói về vai trò của họ.

Hy vọng rằng chiến lược mới này sẽ được sửa đổi sau khi VUSTA có những đóng góp chính thức. Các tổ chức xã hội dân sự đã yêu cầu có một chương riêng trong Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn tới năm 2030 quy định về sự tham gia của họ song yêu cầu này chưa nhận được sự phản hồi.

Ngân sách nhà nước dành cho chương trình HIV/AIDS đã tăng lên hàng năm, nhưng vẫn không hề có khoản phân bổ trực tiếp nào dành cho các tổ chức xã hội dân sự. Đa số ngân sách cho tổ chức xã hội dân sự được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế,

Mặc dù chính phủ có thừa nhận vai trò của xã hội dân sự, song vẫn không hề có định nghĩa rõ ràng nào về xã hội dân sự và không có cơ chế rót ngân sách cho những tổ chức không ‘tồn tại’ một cách chính thức. Vì vậy, rào cản đối với việc đăng ký tư cách pháp nhân là yếu tố quan trọng, cần lưu ý.

Báo cáo:

Chính phủ mới chỉ tập trung báo cáo hoạt động của Chính phủ chứ không phải toàn bộ công tác ứng phó với AIDS nói chung, vì thế các hoạt động của xã hội dân sự vẫn chưa được đề cập đến. Báo cáo 20 năm công tác phòng chống AIDS được công bố năm 2011 không có ví dụ nào về các hoạt động của xã hội dân sự phủ.

Khung giám sát và đánh giá cũng chưa hướng tới xã hội dân sự mà mới chỉ tập trung vào khu vực chính phủ. .

4. Xã hội dân sự được tham gia ở mức độ nào (với thang điểm từ 0 “Thấp” đến 5 “Cao”) trong việc Theo dõi và Đánh giá (TD- ĐG) ứng phó với HIV? việc Theo dõi và Đánh giá (TD- ĐG) ứng phó với HIV?

a. Xây dựng kế hoạch TD-ĐG quốc gia?

THẤP CAO

0 1 2 3 4 5

b. Tham gia vào Uỷ ban TD- ĐG quốc gia/nhóm công tác phụ trách việc điều phối các hoạt động TD- ĐG? động TD- ĐG?

THẤP CAO

0 1 2 3 4 5

c. Tham gia vào việc sử dụng số liệu để ra quyết định?

THẤP CAO

0 1 2 3 4 5

Vẫn chưa có kế hoạch giám sát và đánh giá quốc gia mới được xây dựng trong giai đoạn báo cáo. Dự thảo

Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn tới năm 2030 đã nêu rõ vai trò của các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào công tác giám sát và đánh giá nhưng không quy định rõ cơ chế tham gia.Qúa trình lập kế hoạch tuyến tỉnh ít được thực hiện và xã hội dân sự cũng không tham gia vào việc này.

Trong khi các tổ chức phi chính phủ quốc tế tham gia nhiều vào công tác theo dõi và đánh giá cấp địa phương và quốc gia, sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ trong nướcvào các hoạt động giám sát và đánh giá được giới hạn ở cấp độ cộng đồng, vai trò của các tổ chức phi chính phủ tại một số tỉnh đặc biệt tích cực. Ví dụ, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng có các nhóm khác nhau tham gia vào các quá trình theo dõi đánh giá của tỉnh thành mình. Nói chung, TD- ĐG chỉ dừng ở mức các tổ chức xã hội dân sự tự giám sát, ghi sổ sách và báo cáo để bảo vệ các hoạt động của chính mình và theo yêu cầu của nhà tài trợ. Các hoạt động TD- ĐG thuộc dự án do xã hội dân sự thực hiện không thống nhất với hệ thống TD- ĐG cấp quốc gia.

Thêm vào đó, số liệu dự án có được từ hoạt động TD- ĐG do các tổ chức xã hội dân sự thực hiện không phải lúc nào cũng được phục vụ cho việc lập kế hoạch hoặc ra quyết định. Mặc dù PAC có mối quan hệ với các mạng lưới đồng đẳng và có thể nắm bắt được những quan điểm của họ, song sự tham gia vào công tác sử dụng dữ liệu cho việc ra quyết định còn rất thụ động và không rõ ràng.

Năm 2011, một tổ chức xã hội dân sự (Viện nghiên cứu phát triển xã hội- ISDS) đã tham dự các cuộc họp của Nhóm kỹ thuật Theo dõi và Đánh giá quốc gia và tham gia vào việc giám sát và xây dựng công cụ. Tuy nhiên sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vào Nhóm kỹ thuật theo dõi và đánh giá quốc gia còn nhiều hạn chế. Nhóm kỹ thuật rất hoan nghênh sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, song do sự hạn chế về năng lực kỹ thuật trong lĩnh vực giám sát và đánh giá khiến họ khó có thể tham gia nhiều. Vì thế, cần củng cố năng lực của họ và đảm bảo rằng các tổ chức xã hội dân sự ý thức được vai trò của mình và những đóng góp họ có thể mang lại cho các hoạt động TD- ĐG quốc gia.

Các tổ chức phi chính phủ quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác TD- ĐG, song cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao năng lực của các tổ chức xã hội dân sự trong nước trong lĩnh vực TD- ĐG.

5. Tính đại diện của khối xã hội dân sự trong các nỗ lực phòng chống HIV được thể hiện ở mức độ nào (với thang điểm từ 0 “Thấp” đến 5 “Cao”) trong các tổ chức (VD: các tổ chức và mạng lưới của nào (với thang điểm từ 0 “Thấp” đến 5 “Cao”) trong các tổ chức (VD: các tổ chức và mạng lưới của người sống với HIV, người mại dâm, các tổ chức tôn giáo)?

THẤP CAO

0 1 2 3 4 5

Nhận xét và ví dụ:

Cấp độ đại diện của các tổ chức xã hội dân sự đã tăng lên và có một số hoạt động xây dựng năng lực thông qua sự hỗ trợ của PEPFAR vàQũy toàn cầu. Số lượng các tổ chức xã hội dân sự đã tăng lên, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu, Vĩnh Long, Cần Thơ, Vĩnh Phúc, và sự tham gia của các tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Thiên chúa giáo.

Sự đại diện của người có HIV đã và đang được cải thiện vững chắc và mạng lưới quốc gia (VNP+) đang ngày một có tiếng nói và tầm ảnh hưởng. Mặc dù mức độ đại diện của người nhiễm HIV đã tăng lên, song mức độ đại diện của các nhóm đối tượng khác nhau chưa được cải thiện, và loại hình cũng như các cơ chế hòa nhập tỏ ra thiếu ý nghĩa. Cho đến nay, hầu hết các quần thể đối tượng có nguy cơ như gái mại dâm, người sử dụng ma túy và nam quan hệ tình dục đồng giới vẫn không có sự tham gia một cách có ý nghĩa. Đây là những nhóm phải chịu mức độ kỳ thị cao và hai nhóm đầu bị đặt ra ngoài vòng pháp luật ở Việt

Nam và được xếp vào diện “tệ nạn xã hội”. Thêm vào đó, việc đăng ký tư cách pháp nhân và những quy định vẫn đang cản trở sự tham gia có ý nghĩa của những nhóm này.

Mạng lưới nam tình dục đồng giới đang tiếp tục lớn mạnh song sự tham gia có ý nghĩa của nhóm này cũng còn nhiều hạn chế.

6. Xã hội dân sự có thể tiếp cận ở mức độ nào (với thang điểm từ 0 “Thấp” đến 5 “Cao”) với:

a. Hỗ trợ tài chính cần thiết để thực hiện các hoạt động phòng chống HIV?

THẤP CAO

0 1 2 3 4 5

b. Hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để thực hiện các hoạt động phòng chống HIV?

THẤP CAO

0 1 2 3 4 5

Nhận xét và ví dụ:

Hỗ trợ tài chính:

Đa số nguồn ngân sách đến từ các nhà tài trợ, chủ yếu là PEPFAR, Qũy toàn cầu, DflD/Ngân hàng thế giới. Tuy nhiên, ngân sách từ nhà tài trợ quốc tế đang giảm đi và vì vậy, việc xã hội dân sự tiếp cận với các nguồn quỹ càng trở nên khó khăn hơn.

Vẫn không có sự phân bổ các nguồn ngân sách chính phủ cho xã hội dân sự vì luật ngân sách không cho phép điều này. Các rào cản hành chính đối với việc tiếp cận nguồn ngân sách dành cho các nhóm tự lực và tổ chức xã hội dân sự là rất lớn khi mà nhiều nhóm thấy gặp khó khăn khi tuân thủ được những yêu cầu cần phải thực hiện để được đăng ký tự cách pháp nhân hợp pháp. Một số tổ chức xã hội dân sự đã nhận được khoản ngân sách nhỏ từ Uỷ ban phòng chống AIDS thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức các sự kiện, nhưng chỉ là tùy theo từng trường hợp (như trong Ngày thế giới phòng chống AIDS – World AIDS day). Khu vực tư nhân mới chỉ tham gia rất ít, và cần có thêm những nỗ lực trong việc khuyến khích khu vực tư nhân cung cấp kinh phí và các nguồn lực khác. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sẵn sàng tham gia, và Nghị định 122 đề cập đến việc miễn thuế cho các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, song lại chưa có hướng dẫn thực hiện Nghị định.

Hỗ trợ kỹ thuật:

Vẫn chưa có cơ chế nâng cao năng lực kỹ thuật của các tổ chức phi chính phủtrong nước. Hỗ trợ kỹ thuật cho việc nâng cao năng lực tổ chức là rất hạn chế, và do các tổ chức phi chính phủ quốc tế dành cho một

số tổ chức phi chính phủ Việt Nam được lựa chọn.

Sự hỗ trợ kỹ thuật cũng giảm đi cùng với sự suy giảm tổng thể trong nguồn ngân quỹ quốc tế.

7. Khoảng bao nhiêu phần trăm các chương trình/dịch vụ dưới đây là do Xã hội dân sự thực hiện?

Dự phòng cho các nhóm đích chính

Người sống với HIV <25% 25-50% 51–75% >75% Nam quan hệ tình dục đồng giới <25% 25-50% 51–75% >75% Người tiêm chích ma túy <25% 25-50% 51–75% >75% Người mại dâm <25% 25-50% 51–75% >75% Người chuyển giới <25% 25-50% 51–75% >75%

Xét nghiệm và tư vấn <25% 25-50% 51–75% >75% Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử <25% 25-50% 51–75% >75% Các dịch vụ lâm sàng (ART/OI)* <25% 25-50% 51–75% >75% Chăm sóc tại nhà <25% 25-50% 51–75% >75% Các chương trình OVC** <25% 25-50% 51–75% >75% *ART = Liệu pháp kháng vi-rút; OI=Nhiễm trùng cơ hội

**OVC = Trẻ mồ côi và trẻ dễ bị tổn thương

8. Nhìn chung, với thang điểm từ 0 đến 10 (0 là “Rất kém” và 10 là “Rất tốt”), bạn đánh giá như thế nào về các nỗ lực nhằm tăng cường sự tham gia của xã hội dân sự trong năm 2011? nào về các nỗ lực nhằm tăng cường sự tham gia của xã hội dân sự trong năm 2011?

Rất kém Rất tốt

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Một phần của tài liệu Báo cáo quốc gia về tiến độ chương trình AIDS toàn cầu (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w