HỖ TRỢ TỪ CÁC ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Báo cáo quốc gia về tiến độ chương trình AIDS toàn cầu (Trang 54 - 57)

Giai đoạn 2010-2011 cho thấy sự chững lại của đà gia tăng của cả hỗ trợ song phương và đa phương cho công tác phòng chống HIV quốc gia so với các năm trước đây. Nhờ những bước tiến về kinh tế trong những năm vừa qua, Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình. Nhưng cũng chính bởi vậy, các nhà tài trợ cũng bắt đầu thu hẹp tài trợ và chú trọng vào tính tự chủ quốc gia và dịch chuyển dần các chương trình sang quản lý quốc gia.

Các đối tác phát triển cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và ngân sách hoạt động cho công tác phòng chống HIV quốc gia tại Việt Nam gồm có:

• Đối tác song phương: Australia (AusAID), Đan Mạch (DANIDA), Pháp, Ireland, Luxembourg, Hà Lan, Thụy điển (SIDA), Anh (DFID) và Hoa Kỳ (PEPFAR).

• Các tổ chức thuộc Liên hợp Quốc: ILO, IOM, UNAIDS, UNDP, UNESCO, UNFPA, UNICEF, UNIFEM, UNODC, UNV và WHO.

• Các tổ chức đa phương: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Quỹ toàn cầu Phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét (Global Fund) và Ngân hàng Thế giới (WB).

• Các tổ chức, dự án và hiệp hội phi chính phủ Quốc tế: Abt Associates/Health Policy Initiative (HPI), AIDS Health Care Foundation (AHF), CARE, Chemonics, Clinton Health Access Initiative (CHAI, Clinton Foundation), Esther, Family Health International (FHI360), Harvard Medical School AIDS Initiative in Viet Nam (HAIVN), Management Science for Health (MSH), Médecins du Monde (MdM), Medical Committee of the Netherlands in Viet Nam (MCNV), Pact, Program for Appropriate Technology in Health (PATH), Pathfinder, Population Services International(PSI), Save the Children, World Vision, Worldwide Orphans và nhiều tổ chức khác.

Những đối tác này tiếp tục đề cao tầm quan trọng của việc kết hợp hài hòa và liên kết các chiến lược chính phủ và các nguồn tài trợ với Chương trình Hành động Accra và Tuyên bố Hà Nội.

Nhóm hợp tác chung Liên hợp quốc về phòng chống HIV (sau đây goi là Nhóm hợp tác chung) sẽ điều phối các hoạt động của Liên hợp quốc nhằm hỗ trợ công tác phòng chống HIV quốc gia, đảm bảo mỗi tổ chức trong Liên hợp quốc sẽ đại diện cho Nhóm hợp tác chung thực hiện hỗ trợ hiệu quả và đúng mục tiêu. Nhóm hợp tác chung sẽ tổ chức các chương trình hợp tác chung cũng như các cuộc họp tổng kết với các đối tác và tổ chức xã hội đang triển khai chương trình tại quốc gia nhằm đảm bảo sự hợp tác và tham gia này phù hợp với nhu cầu của quốc gia.

Các vị Đại sứ/Những người đứng đầu Nhóm Điều phối các Hoạt động HIV không chính thức là một diễn đàn cấp cao bao gồm các Đại sứ và Những người đứng đầu các cơ quan hợp tác song phương, đa phương, Liên hợp quốc. Diễn đàn nhóm họp định kỳ theo quý và thúc đẩy sự điều phối và vận động chính sách liên quan tới công tác phòng chống HIV quốc gia. Trong kỳ báo cáo, Nhóm vẫn tích cực tham gia hội đàm với Chính phủ về các vấn đề chính sách chính và kêu gọi sự ủng hộ xung quanh một số vấn đề như: sử dụng ma túy và HIV; củng cố vai trò của Ban điều phối Quốc gia Quỹ toàn cầu; và hỗ trợ đối với Chương trình Hành động Quốc gia vì Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV (NPA). Song song với việc tham gia vào các cuộc hội đàm Chính phủ, Nhóm các Đại sứ cũng tham gia vào các chuyến nghiên cứu tại một số tỉnh của Việt Nam có những vấn đề liên quan tới HIV quan trọng cũng như tạo cơ hội học hỏi về công tác phòng chống HIV hiệu quả.

Bên cạnh đó, UANIDS cũng giúp thành lập một Nhóm các nhà Tài trợ vào năm 2011 nhằm quy tụ các nhà tài trợ HIV tại Việt Nam và điều phối các vấn đề khác nhau cũng như quan hệ với Chính phủ. Nhóm họp định kỳ hàng tháng và đã trở thành một diễn đàn quan trọng thảo luận những những vấn đề như kết hợp hài hòa các chương trình tài trợ hay duy trì sự bền vững trong điều kiện các nguồn lực quốc tế suy giảm.

Hiện nay tài trợ từ bên ngoài vẫn chiếm đa số các nguồn lực hỗ trợ công tác phòng chống HIV tại Việt Nam. Một số nhà tài trợ chính sẽ cắt giảm tài trợ và/hoặc rút tài trợ khỏi Việt Nam: Chương trình của WB/DFID sẽ chấm dứt vào cuối năm 2012, PEPFAR đã công bố cắt giảm đáng

kể ngân sách tài trợ cho năm 2012 và cảnh báo rằng nguồn tài trợ sẽ tiếp tục giảm trong các năm tới, và Quỹ Toàn cầu gần đây đã hủy Vòng tài trợ 11. Với sự cắt giảm đáng kể các nguồn lực quốc tế, việc tăng các nguồn tài chính trong nước hiện nay là cực kỳ cấp thiết để đảm bảo những thành quả đạt được thời gian vừa qua trong công tác phòng chống HIV sẽ không bị đảo ngược. Để công tác phòng chống HIV bền vững cần có sự chú trọng vào việc lập kế hoạch cho thời gian chuyển giao và hỗ trợ cải thiện điều phối đa ngành.

Một phần của tài liệu Báo cáo quốc gia về tiến độ chương trình AIDS toàn cầu (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w