SỰ THAM GIA CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Báo cáo quốc gia về tiến độ chương trình AIDS toàn cầu (Trang 102 - 104)

1. Xã hội dân sự đã đóng góp ở mức độ nào (với thang điểm từ 0 “Thấp” đến 5 “Cao”) vào việc củng cố cam kết chính trị từ các nhà lãnh đạo cao nhất và vào việc xây dựng chiến lược/chính sách củng cố cam kết chính trị từ các nhà lãnh đạo cao nhất và vào việc xây dựng chiến lược/chính sách quốc gia?

THẤP CAO

0 1 2 3 4 5

Nhận xét và ví dụ:

Cách lĩnh vực cần cải tiến:

Có sự gia tăng đáng kể trong cách nhìn nhận của chính phủ về xã hội dân sự từ năm 2010. Các tổ chức xã hội dân sự giờ đây đã được mời tham gia các sự kiện và quá trình lập kế hoạch, cũng nhưđã nhận được nhiều khích lệ từ phía PAC để tham gia vào các chương trình về HIV từ cấp xã/phường đến cấp

quận/huyện.Ví dụ, tại thành phố Hồ Chí Minh các tổ chức xã hội dân sự đã được PAC mời tham gia tất cả các hội thảo, cũng như được mời tham gia vào ban cố vấn, mạng lưới chăm sóc và hỗ trợ, các chương trình dạy nghề và cho vay.

VNP + tiếp tục thực hiện vai trò vận động chính sách. Số lượng các tổ chức và mạng lưới nam quan hệ tình dục đồng giới, phụ nữ hành nghề mại dâm và người tiêm chích ma túy đã tăng lên, đặc biệt ở những tỉnh có sự hỗ trợ củaQũy toàn cầu. Nhận thức tích cực của các nhà lãnh đạo đối với các nhóm này đã được nâng cao, và có sự thay đổi nhận thức rõ rệt từ tệ nạn xã hội sang giải quyết các vấn đề xã hội. Ví dụ, chính phủ đã lắng nghe cộng đồng người tiêm chích ma túy trong Nghị định 94 và việc tổ chức cai nghiện dựa vào cộng đồng tại cấp xã/phường tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Xã hội dân sự cũng được mời đóng góp ý kiến cho Chiến lược HIV/AIDS quốc gia.. Hai cuộc hội thảo tham vấn đã được tổ chức, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội dân sự có thể tham gia đóng góp ý kiến. VUSTA đã trở thành một thành viên chính thức của Ủy ban quốc gia, và giờ đây có được vị thế tốt hơn trong việc thúc đẩy ý kiến của xã hội dân sự. Diễn đàn xã hội dân sự hợp tác phòng chống AIDS (VCSPA) cũng đã được thành lập và góp một tiếng nói mạnh mẽ hơn từ phía xã hội dân sự.

Đã có sự gia tăng trong mức độ tham gia từ phía các tổ chức đại diện cho công nhân, thể hiện qua việc tham dự nhóm công tác kỹ thuật về người di cư và HIV tại nơi làm việc cùng với đại diện của phía Chính phủ, tổ chức xã hội dân sự, doanh nghiệp và các nhà tài trợ. . Nhóm công tác kỹ thuật (TWG) về luật cũng đã và đang hoạt động tích cực, tham gia vào các nỗ lực phòng chống HIV/AIDS, và những nỗ lực của tổ chức này đã được chính phủ công nhận.

Tổ chức xã hội dân sự là những thành viên chính thức trong đoàn đại biểu tham dự Hội nghị cấp cao Liên Hợp Quốc ở New York vào tháng 6-2011.

65 Xã hội dân sự bao gồm: các mạng lưới và tổ chức của người sống chung với HIV, phụ nữ, thanh niên, các nhóm bị ảnh hưởng chính (nam quan hệ đồng tính, người chuyển giới, mại dâm, người tiêm chích ma các nhóm bị ảnh hưởng chính (nam quan hệ đồng tính, người chuyển giới, mại dâm, người tiêm chích ma túy, dân di cư, người tị nạn/người tái định cư, tù nhân); các tổ chức tôn giáo; các tổ chức cung cấp dịch vụ về AIDS; các tổ chức dựa vào cộng đồng; các tổ chức công nhân, nhân quyền, vv...Chú ý: Khối tư nhân được xem là một phần riêng rẽ.

Những thách thức:

Mặc dù có sự thừa nhận ngày một tăng từ phía chính phủ trong những năm gần đây, mức độ đóng góp từ phía xã hội dân sự ở Việt Nam trong việc đẩy mạnh cam kết chính trị vẫn ở mức thấp so với mức toàn cầu và thiếu sự tham gia thực tế.

Đáng tiếc là những thành tựu được nêu trong báo cáo trước đã khôngmang tính bền vững , VNP+ vẫn không có một tiếng nói mạnh mẽ trong môi trường chính trị; quy trình hoạt động song song (dual track process) của Vòng 9 Quĩ toàn cầu đã không được áp dụng thành công khi mà xã hội dân sự được nhận thấy là không đủ mạnh để đảm nhận vai trò PR.

Các rào cản pháp lý và việc thiếu ngân sách từ phía chính phủ là những thách thức còn tồn tại đối với các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, và những tổ chức xã hội dân sự nào có hoạt động thì lại thường phụ thuộc vào nguồn tài chính và bảo hộ từ phía cộng đồng tài trợ quốc tế. Các nhà tài trợ giờ đây đang rút dần các nguồn hỗ trợ khi mà Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình. Vì thế, tính bền vững của các tổ chức xã hội dân sự là một vấn đề quan ngại.

Xã hội dân sự cũng còn cần thêm những kỹ năng chiến lược và vận động hành lang để tác động được tới các quá trình và cam kết chính trị.

2. Các đại diện của Xã hội dân sự đã tham gia ở mức độ nào (với thang điểm từ 0 “Thấp” đến 5 “Cao”) vào quá trình lập kế hoạch và lên ngân sách cho Kế hoạch chiến lược quốc gia về phòng 5 “Cao”) vào quá trình lập kế hoạch và lên ngân sách cho Kế hoạch chiến lược quốc gia về phòng chống HIV hoặc vào kế hoạch hoạt động gần nhất (Ví dụ: tham dự các cuộc họp về lập kế hoạch và vào quá trình xem xét các dự thảo)?

THẤP CAO

0 1 2 3 4 5

Nhận xét và ví dụ:

Lập kế hoạch:

Một quy trình tham vấn đối với xã hội dân sự trong công tác lập kế hoạch và xây dựng Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn tới năm 2030 đã đượctiến hành trong năm 2010 và 2011: các tổ chức xã hội dân sự được mời tham dự phiên họp lấy ý kiến lúc ban đầu và trong các cuộc họp của nhóm công tác kỹ thuật để thảo luận các phần cụ thể của báo cáo. Họ cũng được tham dự cuộc hội thảo tham vấn cho bản dự thảo lần 5 của Chiến lược.tuy nhiên không phải tất cả các vấn đề mà các tổ chức xã hội dân sự nêu ra đều được xem xét giải quyết.

VUSTA mới đây cũng đã trở thành thành viên của Ủy ban quốc gia và vì vậy sẽ có cơ hội được tham gia vào công tác lập kế hoạch và nhận được nguồn phân bổ ngân sách quốc gia.

Trong khi việc tham gia vào công tác lập kế hoạch tại một số tỉnh được thực hiện rất tốt thì ở một số tỉnh khác mức độ tham gia còn ít ỏi. Những kế hoạch cấp tỉnh này cũng là nguồn đóng góp cho những kế hoạch quốc gia, vì vậy có thể nói rằng việc đóng góp vào công tác lập kế hoạch ở cấp quốc gia có phần hạn chế.

Kế hoạch ngân sách:

Xã hội dân sự đã không có được sự tham gia một cách thực sự vào quy trình xây dựng kế hoạch ngân sách ở cấp quốc gia. Sự tham gia hạn chế vào công tác xây dựng kế hoạch ngân sách bao gồm sự tham gia của

các tổ chức xã hội dân sự vào việc xây dựng kế hoạch ngân sách của Vòng 9 của Global Fund, và ở một số tỉnh, các tổ chức xã hội dân sự được tham khảo ý kiến và cung cấp thông tin về các vấn đề tài chính của dự án.

Cũng cần lưu ý ở dây là quy trình xây dựng kế hoạch ngân sách khiến cho xã hội dân sự khó có thể tham gia vì nó thường do Bộ Kế hoạch và Bộ Tài chínhthực hiện, và sau đó Quốc hội đưa ra quyết định cuối cùng (đại diện cho tất cả mọi người dân ở Việt Nam).

3. Các dịch vụ do xã hội dân sự cung cấp trong lĩnh vực dự phòng, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ HIV được thể hiện ở mức độ nào (với thang điểm từ 0 “Thấp” đến 5 “Cao”) trong: HIV được thể hiện ở mức độ nào (với thang điểm từ 0 “Thấp” đến 5 “Cao”) trong:

a. Chiến lược quốc gia phòng chống HIV?

THẤP CAO

0 1 2 3 4 5

b. Ngân sách quốc gia cho HIV?

THẤP CAO

0 1 2 3 4 5

c. Các báo cáo quốc gia về HIV?

THẤP CAO

0 1 2 3 4 5

Nhận xét và ví dụ:

Mặc dù có sự gia tăng trong mức độ đối thoại xung quanh xã hội dân sự, song trên thực tế mức độ tham gia một cách ý nghĩa cũng như tham gia vào các hoạt động lập chiến lược, kế hoạch ngân sách và các báo cáochưa có nhiều thay đổi.

Chiến lược:

Một phần của tài liệu Báo cáo quốc gia về tiến độ chương trình AIDS toàn cầu (Trang 102 - 104)

w