Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KTNN ở huyện Hoà An - Cao Bằng (Trang 85 - 86)

II. Những giải pháp kinh tế tổ chức chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Hoà An

2.Giải pháp về vốn

Một trong những giải pháp có ý nghĩa hàng đầu ảnh hởng tới tính khả thi của các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng- đạt đợc kết quả chuyển dịch cơ cấu nh dự kiến- là giải pháp về vốn đầu t. Theo tính toán tổng quát, để đảm bảo độ tăng trởng bình quân giá trị sản xuất ngành nh chỉ tiêu quy hoạch đề ra trên địa bàn Hoà An thời kỳ 2001- 2010, tổng vốn đầu t cho nông- lâm nghiệp cần 165,54 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 41% trong tổng nhu cầu.

- Hớng giải quyết vốn: là một huyện miền núi, tích luỹ nội tại của nền kinh tế huyện rất ít ỏi, dự báo khả năng huy động đầu t từ các nguồn tích luỹ này trong thời kỳ 2001- 2005 tối đa là 5- 10% nhu cầu, thời kỳ 2006- 2010 có thể đáp ứng 15- 25% tổng nhu cầu. Do vậy, phần vốn thiếu hụt đợc huy động từ các nguồn chủ yếu nh:

+ Các nguồn hỗ trợ từ ngân sách: tỉnh, trung ơng, các chơng trình, các bộ ngành.

+ Các nguồn vốn đầu t và tài trợ quốc tế (cả vốn ODA, FDI, và NGO )… + Các nguồn vốn đầu t thông qua liên doanh, liên kết, hợp tác với các địa phơng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

Để huy động và thu hút vốn từ những nguồn trên cần có những biện pháp sau:

- Cần có những phơng hớng và chính sách phù hợp, nhằm phát huy cao nhất mọi nguồn nội lực, tạo khả năng tích luỹ vốn đầu t trên địa bàn- đây là

cơ sở ban đầu để lựa chọn đối tác, tiếp nhận và hợp tác đầu t. Biện pháp quan trọng tạo nguồn vốn nội tại trên địa bàn là hết sức tiết kiệm để gia tăng tích luỹ, huy động mọi nguồn tài nguyên, tài sản, vốn nhàn rỗi và nhân lực của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân c vào sản xuất- kinh doanh.

- Vận dụng mọi cách năng động và phù hợp các chính sách của Nhà nớc để thu hút các nguồn vốn đầu t từ bên ngoài.

- Đa dạng hoá hình thức tạo vốn và huy động vốn, đặc biệt chú trọng các chính sách, biện pháp nuôi dỡng và phát triển các nguồn thu ngân sách và nâng cao khả năng tích luỹ vốn trên địa bàn, gắn với tạo sức hút các nguồn vốn từ bên ngoài. Một vấn đề hết sức quan trọng trong giải pháp vốn là hiệu quả của đầu t. Những năm qua, đầu t cho nông nghiệp đã tăng lên trong cơ cấu kinh tế, biện pháp tăng nhanh vốn đầu t cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã triển khai nhng cha đáp ứng nhu cầu, chuyển dịch diễn ra còn chậm. Trong thời kỳ tới, cần cân đối cơ cấu đầu t cho nông nghiệp một cách hợp lý. Ngoài việc chú trọng đầu t hệ thống giao thông, thuỷ lợi, cần tăng một cách phù hợp tỷ lệ đầu t cho các hoạt động sau:

+ Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, trớc hết là khâu giống cây trồng, vật nuôi.

+ Đào tạo và dạy nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn, đầu t phát triển nguồn nhân lực để có đủ khả năng quản lý

+ Phát triển công nghệ sau thu hoạch, tránh tổn thất sau thu hoạch và nâng cao chất lợng bảo quản và chế biến sản phẩm…

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KTNN ở huyện Hoà An - Cao Bằng (Trang 85 - 86)