Ba Nguyên tắc Chỉ đạo chính

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp báo cáo năng lực cạnh tranh việt nam nhằm mục tiêu cung cấp đầu vào cho quá trình ra quyết định và (Trang 151 - 154)

Chuyển từ tậptrung vào cácyếu tốvĩdẫn dắt chuyển dịchcơcấusang

nângcấpcácnền tảngvĩmô và vi mô cho tăngtrưởngnăngsuất

Vai tròcủaChínhphủ từKiểmsoátmột nềnKinhtếđangChuyển đổisang

Xâydựng Lợi thế Cạnhtranhchomột nềnKinhtế Thị trường

Từ chỗkhuvựcSOE và FDIgiữvai trò chiphốisangsự kết hợpdothị

trường điều chỉnhgiữadoanhnghiệptưnhân trongnước, SOE và FDI

4.2.1.1.Động lực dẫn dắt tăng trưởng

Tăng trưởng của Việt Nam từ giữa những năm 1980được dẫn dắt bởi sự chuyển đổi sang nền kinh tếthịtrường và chuyển dịch cơcấu. Quá trình chuyểnđổi nàyđã làm thayđổi phương thức

điều hành nền kinh tếtừ kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường, mở cửa

11 hội nhập với nền kinh tếtoàn cầu. Chuyển dịch cơcấuđã làm thayđổi cấu trúc của nền kinh tế, dịch chuyển hàng triệu người từ khu vực nông nghiệp tự cung tựcấp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Những sựchuyển dịch nàyđã tạođiều kiệnđểcác lợi thếcạnh tranh tiềmẩn,đặc biệt là lực lượng laođộng rẻ,được bộc lộvà phát huy.

Tăng trưởng tương lai của Việt Nam cần vượt lên trên việc khai thác những lợi thếsẵn có mà cần phải từng bước dựa trên việc nâng cấp những lợi thếnày và tạo dựng các lợi thế mới. Điều này

đòi hỏi phải thayđổi cácđiều kiện vĩmô và vi mô dẫn dắt năng suất.

Những thảo luận chính sách hiện nay ở Việt Nam hầu như chưa hướng tới mục tiêu nói trên. Trọng tâm chính sách vẫnđang hướng nhiều vào duy trì tốcđộtăng trưởng ngắn hạn hơn là duy trì tăng trưởng vềnăng suất trong dài hạn, mang tính bền vững. Mặc dù giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn không phải lúc nào cũng mâu thuẫn nhau, nhưng sẽcó những lúc, những chỗxảy ra mâu thuẫn. Nhiều chính sách vĩ mô có thể kích thích tăng trưởng ngắn hạn nhưng lại không có tác dụng hoặc thậm chí gâyảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng năng suất dài hạn của nền kinh tế. Việc cấp vốn dễdãi cho các DNNN đểthúc đẩyđầu tư của các doanh nghiệp này là một ví dụ

minh hoạ.

4.2.1.2.Vai trò của Chính phủ

Việt Namđã trải qua quá trình chuyểnđổi sâu sắc vềvai trò của Chính phủtrong nền kinh tếkể

từ giữa những năm 1980. Những thểchếcơ bản của một nền kinh tếthị trường, như tựdođịnh giá, tự ra quyết định mua, bán, sản xuất, v.v.đãđược hình thành. Chính phủvẫn là một chủthể

quan trọng trong nền kinh tế, nhưng bản chất sự tham gia của Chính phủ đã thay đổi khá rõ. Chính phủđang cốgắng tìm ra một vai trò mới cho mình trong một nền kinh tếthịtrường ngày càng vận hành phức tạp. Cáchứng xửtheo bản năng của các chính phủvẫn là kiểm soát. Nhưng khảnăng kiểm soát của khu vực công sẽkhông thểtheo kịp với những biếnđổi của môi trường vàđiều kiện khách quan.Điều này sẽtạo rađiều kiện cho tham nhũng, hiệu quảthấp và các yếu kém trong hệthống pháp luật vàđiều hành phát sinh một cách tựnhiên.

Chính phủViệt Nam cần xácđịnhđược một vai trò mới cho mình, phù hợp với yêu cầu của một nền kinh tếthịtrường năngđộng,đang trỗi dậy. Với vai trò này, Chính phủsẽđảm nhận những công việc tạođiều kiệnđểthịtrường vận hành theo nguyên tắc của nó. Chính phủsẽ cung cấp một môi trường thểchếminh bạch và hiệu quảtrongđó các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần cạnh tranh với nhau một cách bìnhđẳng trên mọi mặt. Chính phủcần một cách tiếp cận hiệu quả

trong việc cung cấp các hàng hoá, dịch vụ công như cơ sở hạ tầng, giáo dục, và các quyđịnh chính sách để vừa thểhiện được ý chí chính trị của mình vừa thể hiện được nhu cầu của các doanh nghiệp và người dân. Tóm lại, vai trò của Chính phủ cần hướng tới việc xây dựng Việt Nam thành mộtđịađiểmđầu tưvới các lợi thếcạnh tranh rõ ràng và khác biệt.

Những thảo luận chính sách hiện nayở Việt Nam thường tập trung quá nhiều vào quy mô và quyền lực trực tiếp của Chính phủ, hơn là vào vai trò và khảnăng thực hiện những chức năng cần thiết của Chính phủ. Quy mô và hiệu quảkhông phải lúc nào cũng song hành. Khi Chính phủ

muốn kiểm soát trực tiếp càng nhiều hoạtđộng, thì sẽ càng bịquá tải, cho dù Chính phủđó có lớn tới đâu. Kinh nghiệm quốc tếcho thấy nếu Chính phủtập trung vào việcđềra và thực hiện các quyđịnh rõ ràng của cuộc chơi thì sẽđạt hiệu quả cao hơn nhiều, cho dù đó là một Chính phủcó quy mô nhỏgọn.

4.2.1.3.Cấu trúc của nền kinh tế

Việt Nam đang trong quá trình chuyểnđổi từ một nền kinh tế sở hữu nhà nước sang một nền kinh tếmà các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các doanh nghiệp nước ngoàiđóng vai trò chi phối; các doanh nghiệp tưnhân trong nước tuyđã có một vai tròđáng kểnhưng nhìn chung vẫn còn nhỏbé. Quá trình cổ phần hoá còn nhiều thách thức, quản trịDNNN còn chưa minh bạch, chưa theo kịp các chuẩn mực quốc tế. Những nỗ lực để tạo ra những tập đoàn quốc gia hùng mạnh chưa thành công và trong một số trường hợp, như trường hợp của Vinashin, lại tạo môi trường cho những cá nhân ở vị tríđiều hành lạm dụng đểtư lợi. Các công ty nước ngoài phần lớn vẫn có thểphát triển và hoạtđộng thành côngởViệt Nam, nhưng các doanh nghiệp tưnhân trong nước, đại bộ phận vẫn là các doanh nghiệp nhỏ, chủ yếu phục vụ thị trường nội địa, thì chưa thực sựcó vai trò dẫn dắt và thúcđẩy tăng trưởng năng suất của nền kinh tế.

Việt Nam cần tạo lập một môi trường kinh tế trong đó có sự hiện diện hài hoà của cả khu vực doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nước ngoài, hoạtđộng trên cơsởcạnh tranh bình đẳng giữa các khu vực, qua đó, tạo điều kiện để các doanh nghiệp càng có đóng góp nhiều vào sự thịnh vượng và hiệu quảcủa nền kinh tế, thì càng cóđiều kiện phát triển nhanh và bền vững.

Thảo luận chính sách hiện nay tại Việt Nam thường tập trung vào vấnđềsởhữu. Các nghiên cứu khoa học chỉra rằng cấu trúc thị trường, gồm những yếu tốnhư mứcđộcạnh tranh, quan trọng hơn nhiều so với yếu tốsở hữu trong việc quyếtđịnh năng suất và hiệu quảkinh doanh của một doanh nghiệp. Việt Nam vẫn có thểxây dựng một khu vực doanh nghiệp nhà nước trong một nền kinh tếthịtrườngđểtạo ra sự giàu có, thịnh vượng nhưng vớiđiều kiện việc quản lýđiều hành các doanh nghiệp nhà nước phải minh bạch, và vai trò của Chính phủvới tư cách là chủsởhữu phải tách biệt hoàn toàn khỏi vai trò là ngườiđiều tiết và ra quyđịnh.Đồng thời, các DNNN phải tuân thủcác quy luật và kỷluật thịtrường nhưcác thành phần kinh tếkhác.

4.2.2. Nhữngđềxuất chính sách cụthể: Giải quyết ba nhiệm vụchính

Những nguyên tắc chỉ đạo nói trên cần được cụthểhoá thành các giải pháp chính sách cụthể. Người cuối cùng phải thiết kếvà triển khai thực hiện những chính sách này sẽlà các cơquan và

13 cá nhân có liên quan ởViệt Nam. Phần còn lại của Chương này sẽđềxuất một sốkhuyến nghị

chính sách cụthểtheo ba nhóm nhiệm vụchínhđã nêu nhằm nâng cao NLCT Việt Nam. Những

đềxuất nàyđược xây dựng với hy vọng cung cấp tham khảo hữu ích cho các nhà lập chính sách, chứkhông nhằmđưa ra một danh mục công việc thiết kếsẵnđểthực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2.1.Các mất cânđối vĩmô

Là một nền kinh tếnhỏvà cóđộmởcao với chếđộtỷgiá gần nhưcốđịnh, khảnăng Việt Nam có thểsử dụng công cụvĩmôđểthúcđẩy tăng trưởng là hạn chế. Việc nới lỏng chính sách tiền tệkhôngđảm bảo tạo ra tăng trưởng cao hơn do phần lớn nhu cầuđược kích thích (cho tiêu dùng vàđầu tư) sẽđượcđápứng thông qua hàng nhập khẩu. Thay vàođó, việc này sẽgây áp lực lạm phát, tạo bong bóng tài sản và tình trạngđôla hoá như những gì Việt Namđã trải qua trong năm 2009 là hệquảcủa gói kích thích kinh tế5

. Khảnăng sử dụng công cụtài khoá cũng bịgiới hạn bởi thâm hụt ngân sách ở mức cao và kéo dài. Các biện pháp kích thích tài khoá có thểthu hút thêm các dòng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam nhưng dưới chế độ tỷ giá gần như cố định, Ngân hàng trungương sẽbuộc phải tăng cung tiền ra thịtrường và dođóđẩy lạm phát tăng lên. Thay vì sửdụng chính sách tài khoá và chính sách tiền tệnới lỏngđểkích thích tăng trưởng, Việt Nam nên theođuổi một cách tiếp cận chính sách mang tính dài hạn và thận trọng,đồng thời cần cải thiện năng lựcđiều hành kinh tếvĩmôđểduy trì nền tảng vĩmô bền vững và lành mạnh của nền kinh tế6

.

Gói giải pháp chính sách vĩ mô tổng thểcầnđạt tới nhiều mục đích: Chính sách tiền tệcần tạo dựngđược một môi trường mà trongđó lạm phát, lãi suất và tỷgiáđược hình thành theo một quy trình minh bạch, theo quy luật thị trường và gửi đi những tín hiệu rõ ràng, nhất quán tới các thành viên thịtrường. Chính sách tài khoá cầnđảm bảo tính minh bạch và kỷluật, cânđối thu - chi ngân sách phù hợp vớiđiều kiện và giới hạn của ngân sách trong dài hạn. Quản lý vĩmô cần hài hoà giữa cácưu tiên tiền tệvà tài khoá ngắn hạn với các mục tiêu dài hạn,đồng thời giảm bớt những dao động mang tính chu kỳngắn hạn của nền kinh tế. Quản lý vĩmô cũng cần giám sát, và nếu cần thiết phải xửlý ngay việc hình thành các bong bóng không bền vững của nền kinh tế, nhưbong bóng bấtđộng sản, tín dụng hay chứng khoán, và củng cốsựlành mạnh của thịtrường tài chính và các thểchếtài chính.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp báo cáo năng lực cạnh tranh việt nam nhằm mục tiêu cung cấp đầu vào cho quá trình ra quyết định và (Trang 151 - 154)