Ghi chép sau chuyến công tác

Một phần của tài liệu Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp Photovoice (Trang 27 - 28)

III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Phỏng vấn

c) Ghi chép sau chuyến công tác

Một điều quan trọng không thể thiếu được đối với một nhà nghiên cứu điền dã là ghi chép và phân tích số liệu trong và sau khi đi điền dã. Sau mỗi chuyến đi, chúng tôi đều ghi chép theo những mẫu được chuẩn bị riêng cho dự án này. Mẫu ghi chép này do bà Claire Burkert soạn và chúng tôi bổ sung thêm cho phù hợp với hoàn cảnh từng chuyến đi công tác (Xem ví dụ cụ thể từ một chuyến đi ở phần Phụ lục 3). Ngoài ra, chúng tôi còn có mẫu để gỡ băng và quản lý băng (Xem Phụ lục 4).

Nhìn chung, các thông tin thu được từ quá trình nghiên cứu, phỏng vấn khá phong phú. Ở bản Na Sang 2, chúng tôi đã thu thập được tư liệu về quy trình dệt của người Lào, từ khâu tạo nguyên liệu, chế biến nguyên liệu cho đến kỹ thuật dệt và các sản phẩm. Đặc biệt, chúng tôi đã ghi lại được nhiều câu chuyện liên quan đến các mô típ hoa văn hình động vật thể hiện văn hoá và tín ngưỡng của người Lào.

Như đã đề cập ở trên, trong quá trình thu thập thông tin về các bức ảnh do những người thợ thủ công chụp, chúng tôi

không dừng lại ở việc phỏng vấn những người chụp ảnh, mà còn phỏng vấn thêm những người khác trong nhóm. Ví dụ, chúng tôi mang theo những bức ảnh mà chúng tôi cảm thấy người chụp chưa cung cấp đủ thông tin để hỏi thêm những người khác nữa, nhất là những bức ảnh chụp về kỹ thuật mà có thể người chụp không am hiểu bằng những người khác lành nghề hơn. Bên cạnh việc phỏng vấn lấy tin về ảnh, chúng tôi cũng đề nghị nhũng người thợ thủ công cho xem các sản phẩm truyền thống của làng nghề trước đây để tìm ra các sản phẩm tốt chuẩn bị cho cuộc trưng bày sau này tại cộng đồng và tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp Photovoice (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)