Quan hệ với cộng đồng

Một phần của tài liệu Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp Photovoice (Trang 54 - 56)

I. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC TỔ CHỨC DỰ ÁN LẤY TƢ LIỆU VỀ NGHỀ THỦ CÔNG

5. Quan hệ với cộng đồng

Một điều quan trọng là sớm thiết lập các mối quan hệ với những thợ thủ công, những nghệ nhân và các cán bộ các cấp tỉnh, huyện, xã và làng. Ví dụ, các cán bộ của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam lấy làm tiếc là những điều phối viên của dự án chưa mời được các cán bộ của Uỷ ban Nhân dân huyện, của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công nghiệp, Sở Văn hoá, Sở Du Lịch và Bảo tàng tỉnh tham gia dự án một cách tích cực. Nếu những người này được thông báo đầy đủ hơn về dự án thì dự án sẽ có hiệu quả hơn. Hơn nữa, những nhà nghiên cứu sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ hơn trong quá trình làm việc ở địa phương, nhất là khi tổ chức trưng bày.

‐ Cần giới thiệu về dự án trong một cuộc họp ở tỉnh, ở huyện và ở làng/bản.

‐ Quá trình tiến triển của dự án cần được thảo luận trong các cuộc họp ở làng, bản và thông báo cho các cấp lãnh đạo được biết. thông tin về dự án có thể được phát trên đài truyền thanh để dân làng được biết (như trường hợp ở làng Đại Bái).

‐ Các nhà nghiên cứu cần giữ quan hệ chặt chẽ với các cán bộ ở tỉnh, huyện và xã.

Nghiên cứu cơ sở trước khi những nhà nghiên cứu thực hiện phương pháp nghiên cứu tham gia (ví dụ như phương pháp Photovoice) ở làng bản, điều quan trọng là họ phải tiến hành nghiên cứu tại làng, bản đó và thiết lập quan hệ với người dân địa phương. Những nhà nghiên cứu phải được trang bị những kiến thúc cơ bản và tổng quan về nghề, về văn hoá và về những người thợ thủ công. Tri thúc này giúp họ lên kế hoạch công đoạn thủ công nào mà họ muốn nghiên cứu nhất, hay giúp họ đánh giá những trả lời phỏng vấn của những người tham gia dựa án. Như PGS.TS. Nguyễn Văn Huy đã nói: "Photovoice như một

chiếc cốc. Chiếc cốc này phải được đặt trên một cái đĩa, mà cái đĩa chính là nghiên cứu, là nền tảng trợ giúp cho Photovoice".

Đôi khi, những nhà nghiên cứu chọn cách phỏng vấn những người không tham gia dự án (họ thường là những người lớn tuổi không có khả năng chụp ảnh) vì họ am hiểu. theo nhà nghiên cứu Võ Mai Phương, "Ngoài việc phỏng vấn những người tham gia dự án. chúng tôi cũng phỏng vấn hai người già là những người thợ dệt lành nghề ở bản. Đó là bà Lường Thị Giót: 72 tuổi và bà Lò Thị Lun, 62 tuổi".

Những nhà nghiên cứu bắt đầu làm việc với một nhóm người quan tâm tới các giá trị truyền thống như những người già chẳng hạn. Những nhà nghiên cứu ở làng Đại Bái còn gặp gỡ với một số người ở phố Hàng Đồng ở Hà Nội. Họ là những người dân gốc Đại Bái làm ăn sinh sống và mở của hàng làm đồng ở đây.

Tóm lại, các hoạt động nghiên cứu bao gồm phỏng vấn chính thức và không chính thức với những người dân, tư vấn với những chuyên gia về nghề thủ công và đọc các tài liệu liên quan đến làng bản (như trường hợp bản Na Sang 2) và nhóm dân tộc (Xem Tài liệu tham khảo).

Một phần của tài liệu Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp Photovoice (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)