PHƢƠNG PHÁP PHOTOVOICE: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Một phần của tài liệu Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp Photovoice (Trang 48 - 53)

KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi

a) Người dân địa phương có thêm cơ hội tự giới thiệu về văn hoá của họ với công chúng văn hoá của họ với công chúng

Sử dụng phương pháp Photovoice đã cho phép những người thợ thủ công ghi lại giọng nói, những hình ảnh, những khía cạnh, những mặt quan trọng nhất của nghề mà lâu nay họ chưa có cơ hột để nói ra. Anh Nguyễn Văn Lục, làng Đại Bái, nói: "Tôi muốn mang đến cho người xem thấy từ vỏ đạn trong chiến tranh đã hết thời gian sử dụng, được tái chế tạo thành những vật dụng hũu ích" và "Những người thợ thủ công tuy có trình độ học vấn thấp do gắn với công việc của làng nghề nhưng họ lại có tay nghề cao đúc kết kinh nghiệm trong quá trình sản xuất".

b) Photovoice truyền tải thông tin từ thế hệ này đến thế hệ khác, góp phần củng cố kiến thức cho những người thợ khác, góp phần củng cố kiến thức cho những người thợ thủ công

Thông qua phỏng vấn, ghi hình, phương pháp Photovoice giúp người dân thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi người nhớ một chút, rồi họ cùng nhau trao đổi, thảo luận, tạo thành tri thức chung của cộng đồng. Nhờ những góp ý và

trao đổi tri thức, kinh nghiệm do những ngườì thợ lành nghề chia sẻ mà lớp thợ trẻ có dịp học hỏi, nâng cao và củng cố kiến thức.

c) Nâng cao nhận thức của thợ thủ công về vai trò của họ trong việc bảo tồn giá trị truyền thống trong việc bảo tồn giá trị truyền thống

Photovoice cũng giúp những người thợ thủ công tự nhận thức cần phải sử dụng và bảo tồn kỹ thuật và những giá trị truyền thống như thế nào. Thông qua dự án, nhận thức của người dân về giá trị truyền thống và tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy những giá trị ấy đã tăng lên. Anh Nguyễn Văn Lục, làng Đại Bái, đã thể hiện nỗi trăn trở của mình trước nguy cơ mai một của nghề: "Trước đây, sản phẩm của làng nghề làm ra rất nhiều, với nhiều kiểu dáng, kích thước, hoa văn khác nhau, nhưng nay không còn, tôi rất buồn" Không những thế, ý thức bảo tồn di sản văn hoá của cha ông còn được thể hiện qua lời tâm sự của người thợ làng Đại Bái, anh Nguyễn Tấn Hùng: "Với chiếc kiếm quý này, nếu là của gia đình tôi, tôi không bao giờ bán vì nó là đồ gia bảo của làng nghề, là di vật của Tổ nghề nên chúng tôi phải có trách nhiệm chụp ảnh và giữ gìn cho các đời sau".

d) Các cơ quan và các tổ chức có liên quan đã được hưởng các nguồn thông tin đa dạng, khách quan, trung hưởng các nguồn thông tin đa dạng, khách quan, trung thực nhờ photovoice

Với phương pháp Photovoice, một lượng thông tin phong phú, đa dạng xuất phát từ cơ sở đã nhanh chóng được thu thập. Những thông tin đó đề cập đến nhiều vấn đề về cuộc sống ở làng bản của những người thợ thủ công, từ việc thu mua và chế biến nguyên liệu; phân công lao động trong gia đình/ làng nghề; quy trình sản xuất, các sản phầm, thị trường buôn bán, thiết chế phường hội... cho đến những thách thức

mà những người thợ đang gặp phải thông qua các câu trích dẫn, ảnh chụp... Đó là những tiếng nói từ người dân, từ cơ sở về cuộc sống, về nghề và làng của mình, góp phần giúp cho những nhà nghiên cứu và những nhà hoạch định chính sách hiểu về nghề và làng nghề thủ công và cuộc sống, nguyện vọng của người thợ thủ công một cách toàn diện và hữu ích hơn.

e) Photovoice đã thúc đẩy phát triển nghề thủ công và làng nghề nghề

Qua dự án Photovoice, những người thợ thủ công đã nhận thức được tầm quan trọng của văn hoá truyền thống với việc phát triển nghề thủ công truyền thống. Cùng với những hiểu biết về làng và nghề thủ công tăng lên trong công chúng, những mối quan hệ giữa người dân với chính quyền địa phương các cấp, với những nhà nghiên cứu và những cơ quan hữu quan, cơ hội để những người thợ thủ công phát triển và quảng bá nghề truyền thống và những sản phẩm của mình ngày càng cao hơn. Những sản phẩm thủ công vốn được biết đến nhờ chất lượng cao và cách chế tác truyền thống được khuyến khích. Nhờ vậy mà nghề thủ công truyền thống được bảo lưu và phát triển.

g) Tính khách quan và chủ quan trong Photovoice

Tiếp cận Photovoice trong nghiên cứu các giá trị văn hóa của nghề thủ công thể hiện rõ tính khách quan. Thông qua các bức ảnh, các câu trích dẫn, chủ thể văn hoá từ cơ sở, từ địa phương nói lên những điều mà họ cho là quan trọng với việc bảo tồn và phát triển nghề thủ công. Đồng thời, những người thợ thủ công đã thể hiện những suy nghĩ chủ quan của mình thông qua các bức ảnh, các câu trích dẫn. Do vậy, tính thực thi của dự án cao, có tác dụng làm thay đổi nhận thức của người thợ thủ công. ông Nguyễn Xuân Hiếu, làng Đại Bái, đã nói:

"Phát triển ngành nghề phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường một cách bền vững" và "Lâu nay các sản phẩm của làng Đại Bái chưa có thương hiệu nay cần phải có thương hiệu để quảng bá sản phẩm". Đó là những nhận thức mà người thợ thủ công thu lượm được qua dự án này.

h) Photovoice tạo mối quan hệ bình đẳng và hợp tác giữa nhà nghiên cứu và người thợ thủ công nhà nghiên cứu và người thợ thủ công

Những thành viên tham gia dự án đã trở thành những cộng tác viên tích cực tham gia công tác nghiên cứu. Họ bày tỏ thái độ, quan niệm của mình, tham gia sưu tầm hiện vật, xác định lại tư liệu cùng với các nhà nghiên cứu của Bảo tàng. Ngược lại, nhà nghiên cứu cũng đã tạo điều kiện để người thợ thủ công nhận thức rõ hơn các giá trị văn hoá của nghề thủ công truyền thống, chụp những bức ảnh quan trọng để lưu giữ và giới thiệu với công chúng... Như vậy, những người thợ thủ công không chỉ là "đối tượng" của những nhà nghiên cứu, mà họ có vai trò bình đẳng hơn trong việc nghiên cứu về nghề thủ công truyền thống.

2. Khó khăn

a) Giá cả

Chi phí mua máy ảnh, phim và rửa ảnh đắt. Tuy nhiên, chi phí này xứng đáng với kết quả của dự án Photovoice. So với những gì đạt được của dự án thì những chi phi này không cao.

b) Một số ảnh kém chất lượng hoặc không cần thiết

Có nhiều ảnh lưu niệm, gây lãng phí mà những người chủ trì dự án không kiểm soát được.

Sau một vài lần chụp ảnh, có nhiều ảnh bắt đầu bị trùng lặp về nội dung, tốn nhiều phim, pin và mất nhiều thời gian cho cán bộ Bảo tàng làm lý lịch ảnh.

d) Chất lượng thông tin cần kiểm chứng

Thông tin được thu thập trong dự án này chủ yếu thông qua ảnh do những người thợ chụp và qua phỏng vấn về những bức ảnh của họ. Tuy nhiên, ở bản Na Sang 2, tham gia dự án hầu hết là người trẻ, không nắm vững các tri thức truyền thống của nghề dệt, không biết về ý nghĩa và nguồn gốc xuất xứ của các mô típ hoa văn. Nhiều người không nhớ hoặc không thể đưa ra các thông tin quan trọng về lịch sử làng hay nghề dệt của mình. Có nhiều thông tin chưa đủ độ tin cậy, cần phải qua nhiều lần kiểm chứng. tương tự như vậy, ở làng Đại Bái, lịch sử ông Tổ nghề gò đồng được mỗi người kể một khác. Thêm vào đó, những điều các nhà nghiên cứu rất quan tâm nhưng người dân lại cho là bình thường nên không chụp ảnh, không lột tả được hết các công đoạn, các kỹ thuật và nhất là các bí quyết làm ra một sản phẩm tốt. Thợ thủ công ở các làng nghề truyền thống thường giấu nghề, không cho người ngoài biết. Do vậy, khi phỏng vấn nội dung các bức ảnh, nhiều người đã nói sai cách pha chế trong kỹ thuật nấu đồng, làm thuốc hàn (vẩy hàn), lấy âm thanh cồng chiêng... Nếu các nhà nghiên cứu không kiểm chứng tư liệu mà chỉ căn cứ vào tư liệu của người cung cấp thông tin để công bố sẽ rất bất lợi. Vậy nên, chỉ áp dụng riêng phương pháp Photovoice sẽ không đủ, mà cần áp dụng các phương pháp nghiên cứu dân tộc học khác mới có thể có được bức tranh toàn diện về các làng và các nghề thủ công ở Việt Nam.

Phần II

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp Photovoice (Trang 48 - 53)