Những thách thức đối với làng nghề

Một phần của tài liệu Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp Photovoice (Trang 37 - 39)

IV. MỘT SỐ TÌM TÕI, NHẬN THỨC MỚI TẠI BẢN NA SANG 2 VÀ LÀNG ĐẠI BÁ

g) Những thách thức đối với làng nghề

Cũng giống như nhiều làng nghề khác ở Việt Nam, thách thức mà làng nghề Đại Bái đang gặp phải là trong khi mở rộng sản xuất theo hướng mới để tăng thu nhập thì lại dễ xảy ra tai nạn nghề nghiệp: Nhiều thanh niên và phụ nữ trở thành lao động chính. khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng tăng. Bên cạnh đó, vấn đề giáo dục và học tập đối với thanh thiếu niên trong làng đang trở nên bức xúc. Bà Nguyễn Thị Mỹ nói: "Từ xưa đến nay, người Đại Bái không chú tâm vào học hành; trẻ em thường chỉ học hết cấp 2 rồi về làm nghề. Học đến bằng đại học rất tốn kém, mất bao nhiêu năm, sau khi ra trường vẫn thất nghiệp phải quay về cầm búa gò xoong, chậu. Vì thế, con trai tôi học hết lóp 4 rồi nghỉ học về giúp gia đình, sản xuất hàng tháng cũng được vài trăm ngàn đồng". Ngoài ra, nguyên liệu thô ngày càng ít buộc người dân phải thu mua phế liệu để về tái chế làm ra sản phẩm nên chất lượng không được cao và nạn ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.

Những phát hiện trên đây là những trăn trở của những người thợ thủ công ở bản Na sang 2 và ở làng Đại Bái về nghề nghiệp của mình, về những vấn đề liên quan đến truyền thống ngành nghề, những bức xúc và thách thức mà những người thợ đang gặp phải trong quá trình giữ gìn và phát huy truyền thống, cũng như tìm hướng đi cho nghề và làng nghề trong cơ chế thị trường. Thông qua dự án, những người dân đã tự nói lên những cảm nhận của mình về những giá trị truyền thống cần lưu giữ và những tâm tư, nguyện vọng về việc phát triển ngành nghề. Với việc giao máy ảnh cho người dân, dự án đã giúp họ tự nhìn nhận lại bản thân, nhìn nhận về nền văn hoá và khuyến khích họ chủ động tìm hướng phát triển cho nghề và làng nghề của mình.

V. TRƢNG BÀY

Từ những bức ảnh do những người thợ thủ công chụp về cuộc sống và nghề nghiệp của họ, các cán bộ nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng với những người thợ tổ chức 2 cuộc trưng bày tại địa phương để giới thiệu về kết quả của dự án vào tháng 8/2003. Hai cuộc triển lãm này được giới thiệu ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vào tháng 9/2003.

Các bước chuẩn bị cho trưng bày gồm có:

a. Xác định chủ đề trưng bày. Chúng tôi quyết định tập trung lựa chọn những lời trích dẫn để góp phần chuyển tải nội dung chính của những thông điệp từ cuộc trưng bày. Đó chính là những tri thức đặc biệt của người dân địa phương.

b. Phân loại ảnh theo chủ đề. Các bức ảnh đã chụp được phân chia theo trang chủ đề, sau đó chúng tôi chọn những bức ảnh đẹp nhất trong từng nhóm ảnh. Các lời trích dẫn cũng được lựa chọn cho phù hợp với từng chủ đề.

c. Chọn chủ đề chính thúc. Không phải tất cả các bức ảnh đã chụp đều được chọn để trưng bày.

d. Chọn lời trích dẫn chính thúc và dịch sang tiếng Anh. e. Trung bày thử. Giáo viên dạy chụp ảnh Đoàn Bảo Châu giúp chọn những bức ảnh đẹp nhất và góp ý việc trình bày những bức ảnh đó như thế nào.

g) Trình bày các bức ảnh và thiết kế trung bày. Phần thiết kế trưng bày được Công ty chuyên thiết kế quảng cáo, triển lãm Lotus đảm nhiệm. Các pano có kích thước là 60cm x 90cm và 120cm x 90 cm.

h) In ấn. Công ty Lotus chịu trách nhiệm in ấn toàn bộ pano trưng bày.

Một phần của tài liệu Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp Photovoice (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)