Một số tìm tòi, nhận thức mới tại bản Na Sang

Một phần của tài liệu Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp Photovoice (Trang 33 - 35)

IV. MỘT SỐ TÌM TÕI, NHẬN THỨC MỚI TẠI BẢN NA SANG 2 VÀ LÀNG ĐẠI BÁ

1. Một số tìm tòi, nhận thức mới tại bản Na Sang

Thông qua nghiên cứu và phỏng vấn tại bản Na Sang 2, chúng tôi đã thu lượm được một số thông tin quan trọng về hoa văn, về cách nhuộm sợi và đặc biệt là về thái độ của lớp trẻ đối với nghề dệt.

Chúng tôi đã ghi lại được nhưng lời kể liên quan đến 6 mô típ hoa văn. Đó là Hoa văn hình rồng cổ đỏ (Tô luông), Hoa văn hình chim (Tô nôộc), Hoa văn hình rắn (Tô ngu), hoa văn hình hổ (Tô Sứa), Hoa văn hình voi (Tô chặng) và Hoa văn con trăn (Tô luớm) (Xem Phụ lục 5).

Bên cạnh đó, những câu chuyện về kỹ thuật nhuộm cũng đã được sưu tầm. Đó là những kỹ thuật Nhuộm chàm (Màu xanh đen), Nhuộm mắc sét (Màu vàng đậm), Nhuộm phặng (Màu vàng nhạt) và Nhuộm cánh kiến (Màu đỏ đậm) (Xem Phụ lục 6).

Thái độ của lớp trẻ đối với nghề dệt

Nghề dệt vốn đã gắn bó với người phụ nữ Lào bao đời nay và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. "Đã là người phụ nữ Lào thì ai cũng biết dệt, chỉ có điều đẹp hay không đẹp thôi. Cũng như chúng ta viết chữ vậy, tuỳ tay của từng người mà đẹp hay không đẹp (Lò Thị Biên).

Trong quá trình thực hiện dự án, chúng tôi nhận thấy ý thức bảo tồn các giá trị truyền thống của nghề dệt được nâng lên. Các cô gái trẻ bắt đầu quay lại tìm hiểu về cách nhuộm từ tự nhiên, các mẫu mã hoa văn cũ, cùng các ý nghĩa của hoa văn. Điều đó có nghĩa là chúng ta đã khơi dậy được trong họ ý thức khôi phục và giữ gìn các giá trị truyền thống. Kết thúc dụ án, chị Lò Thị Biên nói: "Em đang học cách cắt may áo ngắn vì lâu lắm rồi chúng em không sử dụng nên cũng chẳng ai làm". Còn bà Lường Thị Giọt, mẹ của chị Biên thì hết sức vui mừng: "Tôi rất vui khi thấy con gái mình lại tập làm những đồ mà ngày xưa chúng tôi vẫn phải làm để mặc. Tôi có cho cháu mấy cái áo ngắn (xửa cỏm) để sau này nhin cái đó để nhớ, bây giờ con tôi lại mang ra làm mẫu để tập làm. Vui quá chứ".

Một cô gái trẻ khác tâm sự: "Hồi trước em chỉ biết là mẹ dạy cho các mẫu hoa văn này, cứ nhìn mẫu rồi làm theo chứ

chẳng biết hình đấy có ý nghĩa gì hay có câu chuyện gì liên quan, có khi cũng chẳng biết tên hoa văn đó là gì nữa. Bây giờ, nghe mọi người thảo luận với nhau thì em mới biết. Như thế này thì sau này có ai hỏi về hoa văn của chúng em thì em đã biết để trả lời họ" (Lường Thị Phóng, 20 tuổi).

Một phần của tài liệu Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp Photovoice (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)