Giao sổ cho cộng tác viên khai thác thông tin

Một phần của tài liệu Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp Photovoice (Trang 29 - 31)

III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Phỏng vấn

a)Giao sổ cho cộng tác viên khai thác thông tin

Sau khi có cuộc họp giữa các nhà nghiên cứu với điều phối viên, chủ nhiệm dự án và các thành viên tham gia, chúng tôi đã đi đến kết luận cần phải phát sổ cho những người thợ thủ công để họ tự ghi vào đấy những thông tin liên quan đến bức ảnh họ chụp, liên quan đến nghề và những cảm xúc của họ, trước một vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế thi một bất cập đối với bản Na Sang 2 là đa số những người tham gia nhóm dự án đều không biết chữ; chỉ có 7/20 người gọi là biết chữ nhưng chỉ một người duy nhất biết viết thành thạo nên việc ghi chép gặp khó khăn. Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã đề nghị anh Lò Văn Phanh thực hiện việc ghi chép này. Anh là trưởng nhóm dự án của cộng đồng, đồng thời là cán bộ xã và là thành viên người Lào của bản Na Sang 2 nên việc khai thác thông tin ở những người đồng tộc sẽ có phần dễ dàng hơn. Chúng tôi đã rửa những bức ảnh đẹp làm 2 bộ và giao cho anh Phanh giữ một bộ để phỏng vấn cùng với một số câu hỏi gợi ý phỏng vấn mà chúng tôi đã chuẩn bị. Tuy nhiên, cách làm này cũng không thực sự hiệu quả vì chỉ có một người duy nhất có thể làm được việc ghi chép nên lượng thông tin thu được không nhiều hơn so với các cuộc phỏng vấn trước đó. Nhận thấy phương pháp này không đem lại hiệu quả cao nên ở bản Na Sang 2, chúng tôi chỉ áp dụng trong một đợt công tác, còn những lần sau vẫn tiếp tục tiến hành phỏng vấn từng thành viên riêng hoặc theo nhóm.

Tình hình ở Làng Đại Bái lại có phần khác so với kinh nghiệm ở bản Na Sang 2. Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2003, chúng tôi trực tiếp phỏng vấn nội dung trên các bức ảnh của các học viên ở làng Đại Bái chụp. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện phỏng vấn chưa thật tốt nên anh Nguyễn Văn Lục, một

thành viên của dự án đã nhận xét: "Trong 3 tháng qua, những người tham gia dự án ngày càng thiếu tinh thần trách nhiệm là do cán bộ Bảo tàng chưa đưa ra phương pháp làm việc đúng. Sau Tết, người dân cũng như các thợ thủ công tham gia dự án bận vào công việc làm mùa (cày cấy), hàng hóa bán chạy phải tập trung vào sản xuất để có thêm thu nhập nhưng cán bộ Bảo tàng cứ đến phỏng vấn, mất nhiều thời gian". Còn các thành viên tham gia dự án khác là Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Bá Khánh và Nguyễn Văn Hiền đã đề nghị chúng tôi dán ảnh vào cuốn sổ để họ tự ghi nội dung vào những lúc rỗi rãi, như vậy tiết kiệm thời gian hơn. Những điều đó cho thấy việc xác định thời gian thích hợp để phỏng vấn sao cho không làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống của những người tham gia dự án cần được các nhà nghiên cứu lưu tâm.

Từ những ý kiến của những người thợ thủ công ở trên, chúng tôi đã trao đổi với Ban chủ nhiệm dự án để tiến hành thử nghiệm cách làm mới. Từ tháng 3/2003, mỗi cuộn phim do những người thợ làng Đại Bái chụp được rửa làm 2 bộ, trong đó một bộ lưu tại Bảo tàng và một bộ được dán vào sổ để các học viên tự ghi những thông tin về ảnh. Chúng tôi photocopy cuốn sổ đó để làm tư liệu cho Bảo tàng, còn sổ gốc do người dân giữ. Cách làm này phù hợp với một số người thợ có trình độ văn hoá nhất định, biết cách ghi chép. Các thông tin thu được rõ ràng hơn, hay hơn so với những thông tin trả lời khi phỏng vấn. Phương pháp này có thể làm cho người dân tích cực hơn khi họ có thời gian để suy ngẫm và quyết định lựa chọn thông tin cho các bức ảnh. Tuy nhiên, không phải người thợ nào cũng ghi chép được nhiều thông tin, phần vì chưa quen, phần khác có lẽ do chữ viết chưa đẹp nên ngại viết, hoặc viết còn sơ sài, như trường hợp của anh Nguyễn Quang Quân và chị Nguyễn Thị Hà. Mặc dù những thông tin có khá hơn nhưng phần nội dung ghi chép còn quá sơ sài nên sau đợt

nghiên cứu lần cuối, chúng tôi quyết định chỉ đưa sổ cho những người có khả năng ghi chép tốt mà thôi. Trong đợt phỏng vấn sau đó chúng tôi vẫn làm theo cả hai cách là vừa phỏng vấn nội dung các bức ảnh được coi là quan trọng. vùa photocoppy các cuốn sách ảnh do người thợ ghi chép nội dung để các tư liệu được phong phú hơn.

Một phần của tài liệu Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp Photovoice (Trang 29 - 31)